
Nghệ An thông qua Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Đề án nêu trên được UBND tỉnh Nghệ An thông qua với mục tiêu chung là ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…
Đề án được xây dựng với quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ song hành với các ngành công nghiệp chính có tiềm năng lợi thế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và các ngành công nghiệp ưu tiên trong Phương án phát triển công nghiệp tích hợp vào Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển nhanh, bền vững.

Mục tiêu chung của Đề án là ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm: Nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo sức hút để các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn lựa chọn đầu tư vào Nghệ An. Đến năm 2025, một số lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có khả năng tham gia sản xuất và cung cấp được một số vật liệu, linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp chính. Đến năm 2030, có nhiều doanh nghiệp đủ khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn.
Nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gồm: Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, chế biến gỗ và sản xuất nội thất, sản xuất bao bì, in ấn, nhãn dán, hạt phụ gia.
Nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được tập trung thu hút đầu tư, gồm: Ngành điện, điện tử-tin học-viễn thông; cơ khí, chế tạo; sản xuất, lắp ráp ô tô.
Được biết, trong năm 2022, lần đầu tiên Nghệ An lọt vào nhóm 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước với tổng vốn cấp mới và điều chỉnh tính đến ngày 10/11/2022 là 935,22 triệu USD.
Văn Cương
Cùng chuyên mục


Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm

Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%

Tháng 1/2023, vốn FDI đăng ký mới tăng 48,5%

Thị trường trong nước sôi động tháng đầu năm 2023

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn tín dụng bất động sản; khẩn trương trình dự thảo Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?