Chủ nhật 24/11/2024 12:55
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ngành du lịch chịu thiệt hại hàng tỷ USD: Giải pháp vượt qua khó khăn khi kích cầu thất bại

12/10/2020 00:00
Tháng 02/2020, trong nỗ lực “tự giải cứu”, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã công bố Chương trình kích cầu du lịch và thành lập Liên minh kích cầu du lịch Việt Nam.

Kích cầu du lịch bất thành

Thiệt hại lớn xảy ra với ngành Du lịch nói chung, các doanh nghiệp lữ hành nói riêng là điều đã được dự báo từ trước. Bởi tính chất hoạt động đặc thù của ngành Du lịch, đại dịch COVID-19 kéo dài đã tác động ngay lập tức đến lượng khách (cả nội địa và quốc tế sụt giảm), hàng loạt dịch vụ như vận chuyển, nhà hàng, lưu trú... bị tác động nặng nề. Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ (Tháng 02/2020) tại Hà Nội, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết: “Ước tính thiệt hại cho ngành Du lịch đã lên đến 7 tỷ USD”.

Các công ty lữ hành phải cắn răng chấp nhận khó khăn

Một điều phải khẳng định, đó là ngành Du lịch và các doanh nghiệp lữ hành đã hết sức nỗ lực giảm thiểu thiệt hại. Cùng tháng 02/2020, trong một nỗ lực giải cứu ngành du lịch, một chương trình kích cầu quy mô lớn đã được công bố. Tham gia chương trình bên cạnh các doanh nghiệp lữ hành còn có sự hiện diện của Vietnam Airlines, Bamboo Airway... với hàng loạt chính sách giảm giá vận chuyển. Nhiều combo vé máy bay + phòng khách sạn thậm chí giảm đến 70-80% giá so với bình thường. Bên cạnh đó, khách hàng tham gia du lịch kích cầu còn được trải nghiệm nhiều dịch vụ hấp dẫn tại các điểm đến trên mọi miền đất nước.

Gói kích cầu được thực hiện với sự đồng lòng của các doanh nghiệp lữ hành, Hiệp hội Du lịch đã mang đến hiệu quả tức thì. Trong tháng 02/2020, dù doanh số sụt giảm, các doanh nghiệp lữ hành vẫn có thể duy trì hoạt động, có doanh thu. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp, dai dẳng của đại dịch COVID-19 lại là điều không ai có thể lường trước.

Với số ca bệnh tăng lên nhanh tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới, trong tháng 03/2020, chương trình kích cầu Du lịch đã buộc phải dừng lại. Từ ngày 13/03, tỉnh Bình Định ngừng đón đến Cù Lao Xanh; Phú Yên không đón khách tới gành Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng; Gia Lai dừng hoạt động tham quan thủy điện Ialy... Quảng Bình cũng vừa công bố đóng cửa hang động từ ngày 17/3 đến 31/5/2020. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... đã dừng các hoạt động vui chơi, giải trí. Nhiều địa phương cũng lần lượt đóng cửa các khu vui chơi, điểm đến như Quảng Ninh (Hạ Long, Cát Bà, Yên Tử...), Ninh Bình (Cố đô Hoa Lư, Vườn quốc gia Cúc Phương), Hà Nội (Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu – Quốc Tử Giám), Thanh Hóa, Quảng Nam (Hội An, Cù Lao Chàm), Quảng Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo), Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang... Ông Nguyễn Công Hoan – Trưởng ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam – thừa nhận: Chương trình kích cầu du lịch đã phải dừng lại. Những du khách mua tour kích cầu nhưng chưa khởi hành sẽ được hỗ trợ tối đa.

Doanh nghiệp lữ hành đang “nguy kịch”

Đó là thực trạng mà dù không muốn, chúng ta phải chấp nhận và nhìn thẳng vấn đề để tìm kiếm giải pháp. Liên tiếp trong những ngày qua, xuất hiện thông tin không vui về hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành. Tại nhiều công ty lớn, có thương hiệu và quy mô hàng trăm nhân sự, tình trạng buộc phải cho lao động làm việc luân phiên, cắt giảm nhân sự, lương và thậm chí đóng cửa doanh nghiệp đã xảy ra.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đánh giá: “Trong 1, 2 tháng tới sẽ thiệt hại hơn nữa, khi Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu đều đang bùng phát dịch. Các doanh nghiệp cũng xác định khó khăn lâu dài nên sẽ không nói trước được điều gì về kích cầu hay thu hút khách bởi tâm lý bệnh dịch. Bản thân các doanh nghiệp sẽ dành thời gian để tái cơ cấu doanh nghiệp, hoàn thiện doanh nghiệp, đào tạo nhân sự để khi hết dịch sẽ tiếp tục triển khai…”.

Ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng

Chờ đợi là giải pháp duy nhất được các doanh nghiệp lữ hành có tiềm lực áp dụng vào lúc này. Trong lúc đó, doanh nghiệp chỉ có thể tự cấu trúc bằng cách cắt giảm chi phí, giảm nhân sự và thậm chí tạm dừng hoạt động. Câu chuyện tại TransViet, một doanh nghiệp lữ hành có tiếng, những ngày qua là một ví dụ.

Lần đầu tiên sau hơn 20 năm hoạt động, giám đốc TransViet đã phải viết tâm thư gửi tới cán bộ, công nhân viên. Trong đó, thừa nhận việc hàng chục nhân sự sẽ phải tạm nghỉ việc về quê. Một số lượng lớn nhân sự TransViet được điều chuyển, hoạt động cầm chừng. Một bộ phận quản lý của công ty chỉ duy trì hoạt động với mức lương tối thiểu. Vậy nhưng, hoàn cảnh của TransViet vẫn tốt hơn khá nhiều công ty lữ hành khác. Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc Indochina Travel – thừa nhận: “Chúng tôi phải đóng cửa công ty, khi hầu hết nguồn khách quốc tế và nội địa phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Chưa biết khi nào dịch COVID-19 kết thúc nên tôi cũng xác định, sẽ rất khó để gọi trở lại các nhân viên và công ty có thể phải làm lại từ con số 0”.

Thiết thực giải “bài toán khó”

Thời điểm này, việc giảm giá, kích cầu đều không khả thi với các doanh nghiệp lữ hành nói riêng và ngành Du lịch nói chung. Thị trường Du lịch chắc chắn sẽ cần một cú hích rất lớn, nhưng đó là khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Tuy thế ở thời điểm này, không có nghĩa ngành Du lịch “đầu hàng” trước “bài toán khó” mà dịch bệnh mang lại.

Chia sẻ cùng PV, chị Nguyễn Hồng Nhung (GĐ Công ty Silk Road Travel) cho rằng: “Tác động của đại dịch COVID-19 không xảy ra ở tất cả các điểm. Do đó, trong bối cảnh khó khăn chung, công ty vẫn phải tính toán các điểm đến mới, những vùng hiện chưa có dịch hoặc có dịch nhưng đã khống chế và kiểm soát được, để lên phương án làm sản phẩm. Trong thời điểm này, tôi nghĩ tâm lý chung của khách hàng là an toàn sức khỏe hàng đầu. Do đó, điểm đến an toàn, giá cả hợp lý có thể vẫn sẽ thu hút được khách hàng và giúp công ty vượt qua khó khăn”.

Trong khi đó, đồng hành cùng doanh nghiệp, Tổng cục du lịch đã trình Bộ Văn hoá và Thể thao Du lịch xin ý kiến Thủ tướng, đề xuất các giải pháp cấp bách hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp trong và sau dịch bệnh. Theo đó, miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các doanh nghiệp trong quý I, II,III năm 2020; giảm 50% thuế VAT cho tiêu dùng du lịch, giảm thuế khoán cho các hộ kinh doanh du lịch cá thể và các doanh nghiệp du lịch trong quý IV năm 2020 và quý I năm 2021; giảm chi phí về môi trường.

Cho phép doanh nghiệp du lịch chậm nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội năm 2019, năm 2020 đến hết tháng 6 năm 2021. Bên cạnh đó, giảm thuế sử dụng đất và tiền thuê đất cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí năm 2020 nhằm tạo đà cho doanh nghiệp du lịch được phục hồi.

Đại diện Saigontourist – một công ty lữ hành lớn cũng khẳng định: Đối mặt khó khăn chung, Saigontourist tích cực cập nhật thông tin dịch bệnh tại Việt Nam cho đối tác và du khách quốc tế đang thực hiện tour ở Việt Nam để du khách yên tâm. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện các biện pháp và hướng dẫn đảm bảo an toàn cho du khách. “Đối với du khách Việt Nam, khi tình hình dịch bệnh được khống chế và có diễn tiến khả quan hơn, lữ hành Saigontourist sẽ triển khai nhiều sản phẩm kích cầu trong và ngoài nước với chính sách giá cả ưu đãi, hấp dẫn cũng như áp dụng các hình thức khuyến mãi, hậu mãi, các giá trị cộng thêm, đa dạng hóa các chương trình tham quan”, đại diện Saigontourist nhấn mạnh.

Nguyễn Ngân

Tin bài khác
Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2030.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Theo kế hoạch hành động về chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.
Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ 27 dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP là không khả thi.