Bài viết được trích lại từ lời đánh giá của Tiến sĩ Henny Sender - Giám đốc điều hành tại BlackRock ở Hồng Kông và là cố vấn cấp cao của Viện đầu tư BlackRock. Bài đánh giá của ông đăng tải ở trang tin Nikkei Asia và được Tạp chí Doanh nghiệp &Hội nhập dịch lại.
Vào giữa tháng 1 năm ngoái, khi nhiều người Trung Quốc đang lên kế hoạch du lịch để chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thì những tin tức về một căn bệnh mới bí ẩn ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc bắt đầu lan truyền trên mạng.
Tuy nhiên, khi tin tức đưa ra vào ngày 25 tháng 1 rằng toàn bộ thành phố 11 triệu dân sẽ bị phong tỏa, điều này đã tạo nên một cú sốc. Thay vì cảnh người dân chen lấn trên các tàu xe, xe buýt để về quê ăn Tết thì giờ đây đường phố bỗng trở nên đìu hiu; các buổi tiệc tùng, bắn pháo hoa giờ đây đều bị tạm dừng.
Không chỉ ở các hoạt động tại thành phố Vũ Hán đã bị dừng lại. Trên khắp đất nước, mọi người không muốn ra bên ngoài; họ chuyển phương thức mua hàng trực tiếp sang mua sắm online. Doanh số bán hàng trực tuyến ngay lập tức tăng vọt. Tính đến cuối quý đầu tiên của năm 2020, nền kinh tế lúc này bị giảm 6,8% so với quý đầu tiên của năm 2019.
Tuy nhiên, một năm sau, vào giữa tháng Hai, khi năm 2020 đã kết thúc, Trung Quốc vượt qua khỏi Đại dịch COVID một cách tương đối bình yên. Vào tháng 12 năm ngoái, nhà hàng thức ăn nhanh McDonald's đã có một tháng doanh thu tăng trưởng tốt hơn so với tháng cuối cùng của năm 2019.
Nói cách khác, nền kinh tế đang dần hồi phục. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có mức tăng trưởng dương vào năm 2020, ở mức 2,3%. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,5% trong quý cuối cùng, đất nước đã trở lại quỹ đạo như trước COVID. Ở châu Á chỉ có Việt Nam và Đài Loan có thể làm được điều này.
Một làn sóng thứ hai, xuất hiện trở lại ở các khu vực phía bắc Trung Quốc vào tháng Giêng, đã nhanh chóng được ngăn chặn bởi các biện pháp hiệu quả vào năm ngoái, bao gồm xét nghiệm hàng loạt và ban hành lệnh hạn chế việc đi lại.
Trong quá khứ, Bắc Kinh đặt trọng tâm thường là tối đa hóa tăng trưởng. Nhưng ngày nay, chính sách này thiên về nâng cao chất lượng tăng trưởng. Trong tương lai, điều đó có nghĩa là tăng trưởng sẽ ít dựa vào tín dụng hơn và rủi ro tài chính tiềm ẩn do vay quá mức của cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.
Sự tập trung vào chất lượng tăng trưởng đã được xây dựng nên trong một số năm gần đây. Ví dụ, trong những năm từ 2012 đến 2016, tỷ lệ nợ so với GDP đã tăng 8%. Nhưng vào năm 2017, Bắc Kinh đã giảm mạnh con số đó xuống chỉ còn hơn 1%, bằng cách kiềm chế lại mức vay từ các chính quyền địa phương, theo dữ liệu từ Helen Qiao, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế châu Á của Bank of America. Tuy nhiên, sự kiểm soát đó đã được nới lỏng để đối phó với đại dịch năm ngoái, dẫn đến một khoản nợ tăng vọt lên trên 300%.
Chính phủ cũng đang cố gắng tạo ra một mô hình tăng trưởng tập trung vào sản xuất để xuất khẩu. Hơn nữa, trong tương lai, sự đầu tư của Trung Quốc đối với công nghệ, bao gồm từ năng lượng tái tạo đến robot và từ thương mại điện tử đến xe điện, sẽ tăng khả năng cạnh tranh của nước này so với thế giới.
Theo dữ liệu từ TS Lombard, du lịch trong nước dự kiến sẽ giảm 70% so với mức giảm của năm ngoái. Tầng lớp trung lưu ở thành thị có khả năng sẽ hạn chế lại mức lương, thay vào đó mức lương của lao động nhập cư làm việc tại các dây chuyền lắp ráp trong thành phố sẽ tăng lên. Điều này làm giảm khoảng cách thu nhập ở đất nước này.
Lyly