
Nền kinh tế nước Đức rơi vào suy thoái sau cú sốc giá năng lượng
Tuy nhiên, suy thoái có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, khi số liệu khảo sát đầu tuần này cho thấy hoạt động doanh nghiệp ở Đức vẫn mở rộng trong tháng 5, dù hoạt động sản xuất suy giảm.

Theo số liệu thống kê chính thức, sản lượng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu giảm 0,3% trong 3 tháng đầu năm nay, sau khi đã giảm 0,5% trong quý cuối cùng của năm 2022.
Suy thoái được định nghĩa là hai quý giảm sản lượng liên tục.
Theo cơ quan thống kê Destatis, các hộ gia đình Đức đã chi tiêu ít hơn rất nhiều trong quý đầu tiên, với chi tiêu tiêu dùng giảm 1,2% do người tiêu dùng không muốn chi tiền mặt cho quần áo, đồ đạc, ô tô,...
Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng về khu vực đồng euro của hãng Pantheon Macroeconomics, đánh giá rằng mức chi của người tiêu dùng Đức trong quý 1 bị tác động mạnh vì “cú sốc giá năng lượng”.
Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa đang sụt giảm khi người tiêu dùng phải đối mặt với lạm phát tăng cao, trong khi họ lại thích vung tiền cho các hoạt động giải trí và du lịch. Điều đó khiến tăng trưởng kinh tế ngày càng không đồng đều - một xu hướng mà một số nhà phân tích cho là không bền vững.
Thông tin kinh tế mới nhất của Đức được đưa ra trong bối cảnh lạm phát cao và lãi suất cao trên toàn khu vực. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ tăng lãi suất một lần nữa tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 15/6. Tính tới thời điểm hiện tại, ECB đã nâng lãi suất lên 3,75% kể từ tháng 7/2022. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Joachim Nagel cho biết vào đầu tuần này rằng ECB có “một số” đợt tăng lãi suất sắp tới.
PV
Cùng chuyên mục


Các công ty thực phẩm của Hàn Quốc đang kiếm bộn tiền tại Nga

Số lượng doanh nghiệp Mỹ phá sản đang ở mức cao nhất kể từ năm 2010

Singapore sẽ triển khai thông quan không hộ chiếu từ năm 2024

Tổ chức Y tế WHO tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu

Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, lợi nhuận từ hoạt động của LG lần đầu vượt Samsung
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế