Thứ năm 05/12/2024 01:02
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật

04/12/2024 11:29
Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo khi Tổng thống nước này ban bố và rút lại lệnh thiết quân luật chỉ trong vài giờ. Điều này đã gây chấn động chính trị, làm lung lay niềm tin vào thị trường tài chính.

Trong một động thái gây chấn động, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban bố lệnh thiết quân luật vào hôm thứ Ba (3/12) và hủy bỏ vài giờ sau đó, đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn chính trị và kinh tế.

Lệnh này, tạm thời đặt quân đội kiểm soát và đình chỉ các hoạt động của chính quyền dân sự cùng với các quyền tự do dân sự, đánh dấu lần đầu tiên Hàn Quốc ban bố thiết quân luật kể từ khi đất nước dân chủ hóa năm 1987.

Lần gần nhất một lãnh đạo Hàn Quốc tuyên bố thiết quân luật là vào năm 1979, sau vụ ám sát tổng thống. Những bất ổn từ sự kiện lần này có thể kéo dài trong một thời gian.

Thông báo vào lúc đêm muộn của ông Yoon đã dẫn đến các cuộc biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội, và sự chỉ trích dữ dội vì hành động bị cho là phá vỡ nền dân chủ của đất nước.

Theo đó, Quốc hội Hàn Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết vô hiệu hóa sắc lệnh của tổng thống, tuyên bố rằng động thái này là không hợp lệ. Tuy nhiên, thiết quân luật vẫn có hiệu lực cho đến khi ông Yoon tuyên bố hủy bỏ vào ngày hôm sau. Bộ Tổng tham mưu Liên quân sau đó xác nhận rằng các binh sĩ đã trở về đơn vị. Nội các của ông Yoon cũng phê chuẩn việc rút lại lệnh này.

Tuy nhiên, việc đảo ngược quyết định trên không đủ để làm dịu đi những lo ngại kinh tế. Bloomberg dẫn lời ông Min Gyeong-won, nhà kinh tế của Woori Bank, cảnh báo rằng bất ổn chính trị sẽ làm giảm sự quan tâm của nhà đầu tư đối với các tài sản Hàn Quốc như chỉ số Kospi và trái phiếu chính phủ.

Sáng thứ Tư (4/12), chỉ số Kospi mở cửa giảm và giảm gần 2% sau một tiếng rưỡi giao dịch.

Đồng won cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2022, nhưng đã thu hẹp đà giảm trong giờ giao dịch tại châu Á.

Theo Bloomberg, các doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc, bao gồm SK Group – tập đoàn đa ngành trong lĩnh vực bán dẫn và năng lượng, cùng HD Hyundai – công ty đóng tàu hàng đầu, đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp với ban điều hành vào sáng sớm thứ Tư.

"Chúng tôi lo ngại rằng các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc, mặc dù điều này vẫn chưa rõ ràng ở giai đoạn hiện tại", Bloomberg trích dẫn ông Min Joo Kan, chuyên gia kinh tế cấp cao tại ING Economics.

Lãnh đạo đảng của ông Yoon đã bày tỏ sự "hối tiếc sâu sắc" đối với công chúng, đồng thời nhấn mạnh rằng "tổng thống cần trực tiếp và triệt để giải thích về tình huống bi thảm này", và những người đã kêu gọi thiết quân luật phải chịu trách nhiệm. Lãnh đạo phe đối lập thậm chí còn đi xa hơn, yêu cầu ông Yoon "ngay lập tức từ chức".

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật
Người dân đã tập trung bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở Seoul sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ban bố lệnh thiết quân luật (Ảnh: AFP).

Lý do ban bố thiết quân luật

Ông Yoon cho rằng quyết định này là cần thiết. Trong bài phát biểu, ông nói về các "thế lực phản quốc" và nhấn mạnh rằng thiết quân luật là cần thiết để loại bỏ chúng nhanh chóng và "bình thường hóa đất nước". Ông cũng chỉ trích các chính trị gia đối lập, phản ứng trước loạt thất bại chính trị đã cản trở chương trình nghị sự của mình.

Theo đó, vào tuần trước, phe đối lập chiếm đa số tại Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu cắt giảm gần 3 tỷ USD từ ngân sách năm 2025 của ông Yoon, làm suy yếu các kế hoạch của ông này. Theo hãng tin AP, phe đối lập cũng đã cố gắng luận tội ba công tố viên hàng đầu.

Dù đã rút lại quyết định thiết quân luật, ông Yoon vẫn tiếp tục chỉ trích những người mà ông cho là cản trở chương trình nghị sự, kêu gọi Quốc hội trong một bài phát biểu sau đó "ngay lập tức dừng các hành động liều lĩnh làm tê liệt chức năng của nhà nước thông qua các vụ luận tội, thao túng lập pháp và cắt giảm ngân sách".

Nền kinh tế bị ảnh hưởng như thế nào?

Thị trường tài chính đã phản ứng ngay lập tức trước cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc, khi cổ phiếu của các công ty Hàn Quốc niêm yết tại Mỹ và đồng won đồng loạt giảm giá trong phiên giao dịch qua đêm.

Cơ quan chức năng Hàn Quốc đã nhanh chóng trấn an các nhà đầu tư.

Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết vào thứ Tư rằng họ sẵn sàng triển khai mọi biện pháp cần thiết để ổn định thị trường tài chính. "Chúng tôi sẽ bơm thanh khoản không giới hạn vào thị trường chứng khoán, trái phiếu, thị trường tiền tệ ngắn hạn cũng như thị trường ngoại hối trong thời gian tới cho đến khi các thị trường này hoàn toàn bình ổn", bộ này tuyên bố.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào sáng thứ Tư. Theo đó, ngân hàng trung ương cam kết tăng cường thanh khoản ngắn hạn và ổn định các thị trường tài chính.

Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục cho năm 2025, giữa bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.

ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN đang nỗ lực tiến vào kỷ nguyên năng lượng hạt nhân với công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ. Tuy nhiên, chuyên môn kỹ thuật và chi phí cao đang là những thách thức lớn đối với các quốc gia trong khu vực.

Giá vàng thế giới: Giá vàng nhích nhẹ nhờ kỳ vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ

Giá vàng thế giới: Giá vàng nhích nhẹ nhờ kỳ vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ

Giá vàng thế giới đã tăng nhẹ vào thứ Ba (3/12), nhờ kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ Fed. Tình hình địa chính trị cũng góp phần đẩy giá vàng tăng.

Bài liên quan
Tin bài khác
Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục cho năm 2025, giữa bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.
ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN đang nỗ lực tiến vào kỷ nguyên năng lượng hạt nhân với công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ. Tuy nhiên, chuyên môn kỹ thuật và chi phí cao đang là những thách thức lớn đối với các quốc gia trong khu vực.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 ghi nhận phục hồi tích cực với chỉ số PMI đạt 50,3 điểm, vượt ngưỡng tăng trưởng. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này vẫn phải đối mặt với thách thức từ Mỹ và EU.
Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố áp thuế lên tới 271% đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này nhằm bảo vệ cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ trước các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng cường bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng thông qua công cụ chính sách mới, nhằm đảm bảo thanh khoản dồi dào trước làn sóng phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương.
Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump có thực sự hiệu quả?

Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump có thực sự hiệu quả?

Bộ Hiệu quả Chính phủ của Tổng thống Trump, do Elon Musk và Vivek Ramaswamy chỉ đạo, hướng tới cắt giảm chi tiêu lãng phí của chính quyền liên bang Mỹ. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã được đặt ra liên quan đến tính khả thi của sáng kiến này.
Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Việc ông Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống nhiệm kì 2 tác động khá tích cực đến nền kinh tế Mỹ cũng như mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế thế giới.
Bài I: Những chính sách định hình tương lai của Mỹ

Bài I: Những chính sách định hình tương lai của Mỹ

Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ khởi đầu cho một bước ngoặt lớn trong chính sách thương mại, ảnh hưởng sâu rộng đến nền thương mại toàn cầu.
Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump tuyên bố áp thuế cao đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, nhấn mạnh việc thực hiện cam kết tranh cử. Động thái này có thể dẫn đến cuộc chiến thương mại tiềm tàng.
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục trước khi ông Trump nhậm chức

Xuất khẩu của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục trước khi ông Trump nhậm chức

Các nhà kinh tế đã nâng dự báo xuất khẩu của Trung Quốc trong quý IV, trong bối cảnh nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới khi ông Trump đe dọa áp đặt mức thuế quan cao hơn.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị cáo buộc hối lộ để cứu thỏa thuận năng lượng mặt trời. Vụ việc gây chú ý khi liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Powell có thể tạo ra căng thẳng về lãi suất giữa Nhà Trắng và Fed vào năm sau, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ thay đổi và áp lực chính sách gia tăng.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương

Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương

Trung Quốc thể hiện thiện chí đối thoại thương mại với Mỹ, sẵn sàng giải quyết và quản lý các khác biệt để thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương ổn định và lành mạnh.
Đồng USD tăng mạnh sau bầu cử Mỹ, châu Á đối mặt thách thức

Đồng USD tăng mạnh sau bầu cử Mỹ, châu Á đối mặt thách thức

Các quốc gia chịu ảnh hưởng sẽ phải đối mặt với tình trạng hàng xuất khẩu sang Mỹ rẻ hơn và chi phí nhập khẩu bằng đồng USD đắt đỏ hơn.
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 10

Xuất khẩu của Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 10

Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 10 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, đảo chiều so với mức giảm 1,7% của tháng 9 và vượt qua dự báo tăng 2,2%.