Thứ năm 24/04/2025 09:32
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Một số lưu ý về việc yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài tại Trung Quốc

09/11/2020 16:03
Cùng với tiến trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, sự gia tăng lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam đối với phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, các vụ việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng tăng lên.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Ảnh minh họa

Theo thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), trong năm 2019, VIAC đã thụ lý giải quyết tổng số 274 vụ tranh chấp, trong đó tranh chấp với doanh nghiệp Trung Quốc chiếm nhiều nhất với 17 vụ/43 vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, chiếm 39% số vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên đã tham gia Công ước New York 1958. Theo đó, bên được thi hành trong phán quyết trọng tài nước ngoài, cụ thể là phán quyết trọng tại tuyên tại lãnh thổ Việt Nam, sẽ có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền của Trung Quốc công nhận và thi hành theo pháp luật Trung Quốc. Dưới đây là một số ý kiến trao đổi nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam thực thi có hiệu quả hơn nữa yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài Việt Nam tại Trung Quốc:

Quy định pháp luật liên quan của Trung Quốc:

Ngày 02/12/1986 kỳ họp thứ 18 ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc (Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc) đã chính thức phê chuẩn Nghị quyết của Quốc vụ viện Trung Quốc về việc gia nhập “Công ước 1958 của Liên hiệp quốc về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài”. Nghị quyết này tuyên bố: 1. Nước CHND Trung Hoa chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài của nước tham gia Công ước trên cơ sở có đi có lại; 2. Nước CHND Trung Hoa chỉ áp dụng Công ước đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại trong và ngoài hợp đồng đã được pháp luật nước CHND Trung Hoa thừa nhận. Công ước chính thức có hiệu lực tại Trung Quốc từ ngày 22/4/1987.

Tòa án tối cao Trung Quốc đã ban hành Nghị quyết số 5/1987 ngày 10/4/1987 về việc thi hành Công ước về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, bao gồm thẩm quyền, thời hạn yêu cầu thi hành, quy định về việc xem xét việc công nhận và thi hành.

Ngày 09/4/1991 Trung Quốc công bố thi hành Luật tố tụng dân sự, chính thức đưa việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài vào hệ thống tố tụng dân sự. Tại điều 269 quy định: “Phán quyết của tổ chức trọng tài nước ngoài phải được Tòa án nhân dân nước CHND Trung Hoa công nhận và thi hành, phải do đương sự trực tiếp yêu cầu thi hành tại Tòa án nhân dân nơi cư trú của người bị thi hành hoặc nơi có tài sản của người bị thi hành, Tòa án nhân dân thực hiện thụ lý theo Công ước quốc tế mà Trung Quốc ký kết hoặc tham gia, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại”.

Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã ban hành Thông tư số 18/1995 ngày 28/8/1995 hướng dẫn về việc xử lý các vụ việc trọng tài có yếu tố nước ngoài và trọng tài nước ngoài. Thông tư quy định, trường hợp đương sự xin Tòa án nhân dân công nhận và thi hành phán quyết của tổ chức trọng tài nước ngoài, nếu Tòa án nhân dân cho rằng phán quyết của tổ chức trọng tài nước ngoài không phù hợp với quy định của công ước quốc tế mà Trung Quốc tham gia hoặc không phù hợp với nguyên tắc có đi có lại, thì trước khi không cho thi hành hoặc từ chối công nhận và thi hành, phải báo cáo xin ý kiến thẩm tra của Tòa án cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (tòa án cấp tỉnh), trường hợp Tòa án cấp tỉnh đồng ý không cho thi hành hoặc từ chối công nhận và thi hành, thì phải báo cáo xin ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi có kết quả nghiên cứu và trả lời của Tòa án nhân dân tối cao, thì tòa án thụ lý giải quyết mới được quyết định không cho thi hành hoặc từ chối công nhận và thi hành.

Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn số 28/1998 ngày 21/10/1998 về lệ phí công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và thời hạn thẩm tra.

Điều 62 Luật Trọng tài Trung Quốc quy định, các bên phải thực hiện phán quyết trọng tài. Nếu một bên không thực hiện phán quyết thì bên kia có thể căn cứ quy định có liên quan của Luật tố tụng dân sự yêu cầu tòa án nhân dân thi hành. Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận đơn yêu cầu phải thi hành phán quyết.

Về thẩm quyền thụ lý giải quyết: Theo điều 283 Luật tố tụng dân sự Trung Quốc, việc yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của tổ chức trọng tài nước ngoài phải do đương sự nộp đơn tại Tòa án huyện, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người bị thi hành cư trú hoặc nơi có tài sản, tòa án nhân dân phải thực hiện theo điều ước quốc tế mà Trung Quốc ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Lưu ý, căn cứ điều 546 hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành Luật tố tụng dân sự nước CHND Trung Hoa, chỉ có phán quyết trọng tài đã được Tòa án Trung Quốc công nhận mới được yêu cầu Tòa án cho thi hành, vì vậy, việc yêu cầu công nhận và yêu cầu thi hành có thể tiến hành đồng thời hoặc tiến hành riêng. Trường hợp, đương sự chỉ yêu cầu công nhận mà không đồng thời yêu cầu thi hành, thì tòa án chỉ xem xét việc có công nhận hay không phán quyết của tổ chức trọng tài nước ngoài.

Về thời hiệu và quyền hạn: Căn cứ điều 5 Nghị quyết của Tòa án nhân dân tối cao về việc thi hành Công ước về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và điều 239 Luật tố tụng dân sự, thời gian yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài là hai năm tính từ ngày cuối cùng thời gian thực hiện quy định trong phán quyết trọng tài. Trường hợp phán quyết trọng tài phân giai đoạn thực hiện, thì tính từ ngày cuối cùng thời gian thực hiện của mỗi giai đoạn thực hiện. Việc chấm dứt thời hiệu, tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu thi hành áp dụng quy định pháp luật tố tụng dân sự của Trung Quốc về chấm dứt thời hiệu, tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu.

Căn cứ điều 4 Hướng dẫn số 28/1998 ngày 21/10/1998 của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc về lệ phí công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và thời hạn thẩm tra, Tòa án thụ lý đơn yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, sẽ có quyết định cho thi hành trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, trừ trường hợp đặc biệt phải thi hành xong trong vòng 6 tháng kể từ ngày có quyết định. Trường hợp, phán quyết không được công nhận và thi hành, thì phải báo cáo xin ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao trong vòng hai tháng kể từ ngày nhận đơn yêu cầu theo quy định có liên quan của Thông tư số 18/1995 ngày 28/8/1995 về việc xử lý các vụ việc trọng tài có yếu tố nước ngoài và trọng tài nước ngoài.

Căn cứ điều 4 Thông tư của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc hướng dẫn về việc Trung Quốc gia nhập “Công ước về việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài”, thì tòa án nhân dân có thẩm quyền sau khi nhận được đơn của một bên đương sự phải tiến hành việc xem xét yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 5 của Công ước New York 1958 thì phải có quyết định công nhận hiệu lực của phán quyết đó, và phải thi hành theo trình tự quy định tố tụng dân sự. Nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 5 của Công ước New York thì phải có quyết định bác đơn yêu cầu công nhận và thi hành. Tòa án Trung Quốc không thẩm tra nội dung của phán quyết trọng tài nước ngoài, tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý, Tòa án Trung Quốc sẽ không công nhận và thi hành phán quyết trọng tài thuộc một trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, người bị thi hành chưa nhận được thông báo thích đáng về việc chỉ định trọng tài viên hoặc trình tự thủ tục trọng tài.

Thứ hai, tranh chấp mà phán quyết trọng tài đã xử lý không thuộc yêu cầu khởi kiện hoặc không thuộc quy định của thỏa thuận trọng tài; hoặc phán quyết trọng tài đã phán quyết những việc ngoài phạm vi thỏa thuận trọng tài (nhưng trường hợp quyết định của yêu cầu giải quyết trọng tài không phân định được với quyết định của những việc không yêu cầu giải quyết trọng tài, thì quyết định giải quyết trọng tài được công nhận và thi hành).

Thứ ba, việc thành lập hội đồng trọng tài và trình tự trọng tài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài của các bên đương sự; hoặc đương sự chưa có thỏa thuận trọng tài, nhưng việc thành lập hội đồng trọng tài và trình tự trọng tài không phù hợp với pháp luật nước địa điểm giải quyết trọng tài.

Thứ tư, phán quyết trọng tài không buộc đương sự thi hành, hoặc phán quyết trọng tài đã bị cơ quan chủ quản của nước địa điểm trọng tài hoặc nước luật áp dụng quyết định hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện.

Các công việc và thủ tục của bên được thi hành phải thực hiện:

(1) Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công nhận và thi hành Phán quyết trọng tài: (2) Nộp hồ sơ yêu cầu tại tòa án nhân dân có thẩm quyền của Trung Quốc, là nơi có trụ sở chính của bên phải thi hành hoặc nơi có tài sản phải thi hành: (3) Nhận thông báo tạm ứng án phí của tòa án nhân dân có thẩm quyền của Trung Quốc: (4) Nộp tạm ứng án phí; (5) Thực hiện các yêu cầu của tòa án trong toàn bộ quá trình tòa án thụ lý giải quyết đơn yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài; (6) Nhận tiền do bên bị thi hành trả trong trường hợp tòa án có thẩm quyền của Trung Quốc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài, thu được tiền phải thi hành của của bên phải thi hành.

Trong quá trình yêu cầu và thi hành phán quyết trọng tài tại Trung Quốc, doanh nghiệp nên tranh thủ ý kiến tham vấn chuyên sâu của luật sư hoặc trọng tài viên, đảm bảo việc yêu cầu và thi hành được hiệu quả tốt nhất../.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ MẶT TRỜI MỚI
Số 10 ngõ 35/37 phố Nguyễn An Ninh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 024-38642041 – 0913528877

Email: [email protected]

Luật sư Bùi Văn Thành

Tin bài khác
Hà Nội cắt điện, nước các công trình chưa nghiệm thu phòng cháy

Hà Nội cắt điện, nước các công trình chưa nghiệm thu phòng cháy

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu áp dụng biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm nếu đủ điều kiện theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố.
Siết chặt kiểm tra, xử lý mỹ phẩm kinh doanh trái phép trên TikTok, Facebook

Siết chặt kiểm tra, xử lý mỹ phẩm kinh doanh trái phép trên TikTok, Facebook

Trước thực trạng vi phạm trong hoạt động sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh mỹ phẩm, đặc biệt trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội như TikTok, Facebook, Zalo, YouTube…
Bộ Công an cảnh báo người dân: Không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã xác định là hàng giả và 72 sản phẩm đang điều tra

Bộ Công an cảnh báo người dân: Không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã xác định là hàng giả và 72 sản phẩm đang điều tra

Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên – Phó Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, cơ quan điều tra xác định có 12 sản phẩm dinh dưỡng ( sữa dạng bột) là hàng giả, vì hàm lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với tiêu chuẩn công bố, vi phạm quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Hiện 72 sản phẩm sữa khác đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
Phú Thọ: Tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng

Phú Thọ: Tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã có công văn gửi các sở, ngành liên quan nhằm tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của VCCI

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 về việc thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM), và quyền tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa (REX) theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Na Uy và Thụy Sỹ, trước đó được ủy quyền cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi làm thêm giờ

Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi làm thêm giờ

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động, người lao động làm thêm giờ được trả công với mức cao hơn so với lương làm việc vào giờ hành chính thông thường. Vậy có được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Phạt Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo hơn 100 triệu đồng vì quảng cáo sai

Phạt Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo hơn 100 triệu đồng vì quảng cáo sai

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã trực tiếp làm việc với BTV Quang Minh và MC Vân Hugo về các nội dung quảng cáo sai về sản phẩm sữa.
Kiểm soát, ngăn chặn việc bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Kiểm soát, ngăn chặn việc bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đặt mục tiêu thiết lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh dược, đặc biệt là việc bán thuốc qua hình thức thương mại điện tử.
Xét xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vợ chồng Trương Mỹ Lan được giảm án

Xét xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vợ chồng Trương Mỹ Lan được giảm án

Ngày 21/4, sau gần một tháng xét xử và nghị án, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án phúc thẩm đối với các bị cáo trong giai đoạn 2 của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị các Sở Y tế, các Chi cục an toàn thực phẩm tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề xuất quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”

Đề xuất quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”

Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Bộ Y tế: Khẩn trương kiểm tra thực phẩm chức năng, sữa bán tại bệnh viện, phòng khám

Bộ Y tế: Khẩn trương kiểm tra thực phẩm chức năng, sữa bán tại bệnh viện, phòng khám

Động thái này của Bộ Y tế xuất phát từ thực tế đáng báo động về việc lạm dụng kê đơn và giới thiệu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong bệnh viện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Bộ Y tế công bố danh sách thuốc giả, yêu cầu ngừng kinh doanh và sử dụng

Bộ Y tế công bố danh sách thuốc giả, yêu cầu ngừng kinh doanh và sử dụng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa gửi công văn đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố và ngành Y tế, yêu cầu khẩn trương thông báo tới các cơ sở kinh doanh và sử dụng thuốc về việc ngừng kinh doanh, buôn bán và sử dụng một số loại thuốc giả vừa bị Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện.
Bác sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng là hành vi vi phạm pháp luật

Bác sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng là hành vi vi phạm pháp luật

Chiều 17/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo về tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Vụ đường dây sản xuất sữa giả: Thủ tướng Chính phủ ra chỉ đạo

Vụ đường dây sản xuất sữa giả: Thủ tướng Chính phủ ra chỉ đạo

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa những người vi phạm ra xét xử.