Thứ bảy 23/11/2024 21:36
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Một Sa Ná đang “hồi sinh” sau lũ dữ

12/10/2020 00:00
Một Sa Ná hoang tàn, đổ nát, đau thương sau khi cơn bão số 3 tràn qua vẫn còn in đậm trong triệu trái tim chúng ta. Đó là sự mất mát quá lớn về con người và của cải ở một bản nghèo côi cút ven sông, cheo leo vách núi. Những tưởng nơi đó chỉ còn là nư

Sa Ná là một bản nghèo của xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đến với nơi đây chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh “sơn thủy hữu tình”, núi non hùng vỹ soi bóng xuống dòng suối Son hiền hòa, trong xanh ôm ấp và nuôi sống bản làng. Ấy vậy mà vừa qua, thiên tai đã chọn Sa Ná để gieo vào đó những khoảnh khắc định mệnh, những âm thanh kinh hoàng, cướp đi cuộc sống bình yên của bao người dân hiền lành, tội nghiệp. Những ngày hoàn lưu cơn bão số 3 đi qua càn quét bản Sa Ná khiến ai nấy xót thương, đau đớn. Giờ đây bản nghèo lọt thỏm giữa rừng già, ngổn ngang những cây đổ, nhà trôi, nhiều người mất tích trong vô vọng. Người dân Sa Ná vốn đã nghèo, nay qua cơn lũ dữ để lại cho chính quyền và nhân dân nơi đây nỗi khổ trăm bề. Nhiều người mất con, mất vợ, mất người thân bơ vơ một mình không nhà không cửa. Một con số 0 to tướng bao trùm lên nhiều mảnh đời nơi bản nghèo hẻo lánh.

Khu tái định cư Sa Ná đang được chính quyền địa phương tập trung xây dựng

Lũ đi qua, các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, đang phải ở nhờ nhà người thân và ở trong các lán, lều, tạm bợ. Bên cạnh việc khôi phục các tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng trường lớp học, đảm bảo an sinh xã hội thì nhiệm vụ quan trọng của chính quyền huyện Quan Sơn là nhanh chóng làm xong nhà cửa ở nơi tái định cư, ổn định cuộc sống, tập trung phát triển sản xuất, cải thiện đời sống sau lũ.

Chúng tôi được trở về Sa Ná trong cái nắng vàng dịu ngọt của mùa thu để mục sở thị và cảm nhận những đổi thay, hồi sinh đang dần hiển hiện trên mảnh đất này. Đường lên Sa Ná vẫn còn rất khó khăn, bởi sự ngoằn ngèo, khúc khủy, nhiều đoạn đường đất đá lổng chổng, nham nhở. Trước mắt chúng tôi công cuộc kiến thiết lại sau lũ đang diễn ra một cách khẩn trương, những ngôi nhà mới đang được xây dựng bên cạnh con suối và được bao phủ bởi những cánh rừng xanh mướt. Đó là một khu tái định cư cách Sa Ná cũ chưa đầy 1 km.

Ngay sau khi cơn bão số 3 đi qua, chính quyền địa phương đã lên kế hoạch xây dựng khu tái định cư được cho 51 hộ bị ảnh hưởng và các hộ có nguy cơ trong bản Sa Ná (trong đó là 23 ngôi nhà bị trôi, sập hoàn toàn 12 nhà, ảnh hưởng 1 phần 8 nhà và di dời khẩn cấp vùng có nguy cơ cao là 8 nhà). Khu này có diện tích 5,2 ha là đất lâm nghiệp đang được trồng luồng, lát do các hộ tư nhân quản lý. Mẫu nhà tuân thủ theo sở xây dựng thiết kế, thông qua sự chấp thuận, thống nhất của dân, diện tích khoảng 65- 85 m2/nhà. Vị trí này khá bằng phẳng, không ảnh hưởng ta luy tâm và ta luy dương, chỉ phải xây dựng kè chống sạt lở cục bộ. Dự kiến bà con sẽ có nhà ở trước dịp Tết âm lịch.

Ở khu tại định cư này, chúng tôi bất ngờ gặp lại anh Hà Văn Vân trong dáng người gầy gò, làn da đen sạm, khuôn mặt vẫn chưa hết hốc hác, thẫn thờ khi mất tới 6 người thân trong cơn lũ kinh hoàng. Buổi sáng hôm nay, anh đang cùng với mọi người tất bật cho việc dựng lại ngôi nhà nơi tái định cư. Anh Vân là hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề nhất trong cơn lũ lịch sử đó ở Sa Ná.

Bên căn nhà đang được xây dựng, anh tâm sự: “Cơn lũ ấy là một sự khủng khiếp, tưởng chừng như tôi không thể vượt qua nổi. Tôi thật sự xúc động và biết ơn lắm những người đã giúp đỡ mình. Giờ đây, tôi chỉ mong tìm được xác của bố và con. Sau này tôi sẽ chăm chỉ làm ăn, sẵn sàng giúp đỡ những người không may gặp cảnh khó khăn bằng chính sức lao động của mình. Nhờ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và các nhà hảo tâm, tôi sẽ có ngôi nhà kiên cố để yên tâm lao động, sản xuất và ổn định cuộc sống sau thiên tai. Mặc dù biết trước cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng vượt qua để có cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Anh Hà Văn Vân đang cùng với mọi người xây dựng ngôi nhà của mình ở khu tái định cư

Về với khu tái định cư Sa Ná còn có những đoàn tình nguyện, họ là những thanh niên của huyện Quan Sơn đang chung tay cùng mọi người xây nhà, dựng cửa cho bà con. Em Hà Văn Thiên ở xã Trung Hạ, cho biết: “Chương trình tình nguyện này là do địa phương phát động nhưng cũng do tình cảm thôi thúc chúng em là phần nhiều. Em đang đi làm ở Bắc Ninh nhưng cũng thu xếp về quê tranh thủ giúp nhân dân nơi đây. Không có của cải vật chất chúng em chỉ có sức lao động nên giúp được gì để bà con nơi đây bớt khó khăn là chúng em sẵn sàng”. Nhìn khuôn mặt tươi vui cùng với sự nhiệt thành trong công việc của các tình nguyện viên trên Sa Ná, chúng tôi thực sự cảm động và mong các em có chuyến tình nguyện hiệu quả, ý nghĩa trên khu tái định cư này.

“Nhà tôi bị trôi rồi, vợ mất, đứa con bị trôi may mắn vớt được, tài sản không còn gì nữa. Hiện gia đình anh đang sống tạm bợ tại nhà người quen. Rất cảm ơn nhà nước đã tạo điều kiện hỗ trợ cho gia đình tôi. Sắp tới tôi và hai con sẽ có lại ngôi nhà sàn đã bị lũ cuốn trôi để ổn định cuộc sống, làm ăn và nuôi con cái ăn học. Tôi vui lắm!” Đây là lời chia sẻ của anh Nguyễn Minh Ơ, 37 tuổi đang trên con dốc để đến với khu đất sau này ngôi nhà sàn của gia đình anh sẽ được chính quyền huyện Quan Sơn xây dựng lại.

Nguyễn Minh Ơ, 37 tuổi đang trên con dốc để đến với khu đất sau này ngôi nhà sàn của gia đình anh sẽ được dựng lại

Như vậy, một vùng tái định cư nằm lọt thỏm giữa núi rừng và dòng suối quê hương của bà con Sa Ná đang được chính quyền địa phương khẩn trương xây dựng. Niềm phấn khởi ngời lên trong ánh mắt của những người dân nơi đây. Mảnh đất mới này không chỉ là nơi sinh sống của một bản làng vừa qua cơn đại hồng thủy mà còn là tương lai của bao con người nơi rừng núi xa xôi.

Rời Sa Ná và miền biên viễn Quan Sơn khi trời đã nhá nhem tối, đoàn chúng tôi mỗi người một tâm trạng. Nhưng có chung niềm tin về một cuộc sống nơi đây sẽ sớm hồi sinh sau những mất mát, đau thương. Khu Poom Ngồ sẽ mang đến một màu xanh, một cuộc đời mới cho nhân dân Sa Ná. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song người dân và chính quyền sẽ một lòng đoàn kết cùng nhau vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc và an toàn. Chưa rời khỏi Sa Ná, đã mong sớm có ngày trở lại mảnh đất đầy đau thương và duyên nợ này!

Hiền Minh

Tin bài khác
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Theo kế hoạch hành động về chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.
Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ 27 dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP là không khả thi.
Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Các doanh nghiệp Việt chia sẻ chiến lược và đề xuất về cơ chế chính sách, cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.