Mở nhiều lối ra cho nông sản hậu Covid-19
- Kinh doanh
- 08:43 03/07/2020
Việc thúc đẩy xuất khẩu đồng thời với tăng cường tiêu thụ ở thị trường trong nước, mở nhiều lối ra cho nông sản Việt hậu Covid-19 thông qua những giải pháp tích cực của các cơ quan xúc tiến thương mại cho đến doanh nghiệp là rất cần thiết trong lúc này.
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết gần 50 tấn vải đã được xuất khẩu (XK) sang Singapore từ cảng Hải Phòng trong tháng 6 vừa qua. Năm 2020 là năm đầu tiên vải thiều có thương hiệu, được xử lý đóng gói bài bản qua kênh nhập khẩu chính thức của Tập đoàn bán lẻ FairPrice đã được đưa vào thị trường Singapore với quy mô lớn.
Đẩy mạnh xuất khẩu thương hiệu nông sản Việt
Điểm đáng chú ý trong việc đưa trái vải vào hệ thống bán lẻ ở Singapore, đó là thương vụ đã liên tục tổ chức các đoàn đưa nhà nhập khẩu trái cây Singapore về Việt Nam trong 3 năm liền để tìm kiếm các sản phẩm trái cây mới của Việt Nam.
![]() |
Các cơ sở sản xuất nông sản ở Đồng Tháp đang được hỗ trợ xúc tiến đầu ra |
Đối với chuỗi siêu thị FairPrice, hiện nắm tới 70% thị phần bán lẻ của Singapore, phía thương vụ đặc biệt quan tâm xây dựng mối quan hệ trao đổi thường xuyên với đại diện mua hàng của họ để giới thiệu và thuyết phục nhập khẩu các mặt hàng mới.
Trong bối cảnh Singapore vẫn tiến hành các biện pháp để kiểm soát dịch Covid-19, có thể thấy việc vượt qua các thách thức để tạo kênh tiêu thụ cho trái vải Việt thông qua đầu mối siêu thị lớn ở nước này là rất đáng khích lệ.
Theo giới chuyên gia, việc thúc đẩy XK lẫn tăng cường tiêu thụ ở thị trường trong nước, mở nhiều lối ra cho nông sản Việt hậu Covid-19 thông qua những giải pháp tích cực các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cho đến doanh nghiệp (DN) là rất cần thiết trong lúc này.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng năm 2020 là năm khó khăn nhất cho ngành hàng nông sản do ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Tuy vậy, các DN và hiệp hội ngành hàng vẫn đang quyết tâm cao nhất để từ nay đến cuối năm đạt “giá trị cao nhất trong hoàn cảnh khó khăn nhất”.
Như chia sẻ của ông Cường, dù đối mặt rất nhiều thách thức lớn, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đã tăng 1,18% so với cùng kỳ năm 2019. Dự kiến tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thuỷ sản 6 tháng đầu năm nay tăng khoảng 1,16%.
Trong đó, nông nghiệp (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) tăng 0,5%, lâm nghiệp tăng 2%, thuỷ sản tăng 2,1%. Vì vậy, sản lượng các mặt hàng nông sản tăng mạnh, đáp ứng dồi dào nhu cầu trong nước và XK.
Điểm đáng ghi nhận, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đó là cơ cấu sản xuất nông sản tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm nông sản có sự thay đổi rõ nét, tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường, đồng thời giảm các sản phẩm đang có xu hướng tăng cung, giá thấp.
Để đầu ra ở thị trường nước của nông sản được thúc đẩy tốt hơn nữa, như lưu ý của bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, đó là các DN trong ngành hàng nông sản cần XK có thương hiệu của mình. Nếu không có thương hiệu sẽ không thâm nhập được vào chuỗi thương mại toàn cầu.
Tăng cường quảng bá, xúc tiến tiêu thụ
Đứng ở góc độ hỗ trợ các DN địa phương trong ngành hàng nông sản khơi thông đầu ra ở thị trường trong nước lẫn quốc tế hậu Covid-19, chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh bên lề chương trình hợp tác kinh doanh, kết nối cung cầu giữa tỉnh Đồng Tháp và Tp.HCM tổ chức ngày 2/7, ông Võ Tiến Thành, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp, cho biết về việc ký kết với một số hệ thống bán lẻ hiện đại ở Tp.HCM như Co.op mart, Big C, Gigamall, Bách hoá xanh...để đưa các sản phẩm nông sản đặc sản của Đồng Tháp vào tiêu thụ.
“Đó là điều kiện để giúp các cơ sở sản xuất, DN ở Đồng Tháp tiêu thụ được sản phẩm. Bên cạnh đó, chủ trương của tỉnh Đồng Tháp là những sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh đều được đưa vào tất cả các điểm du lịch trong tỉnh nhằm giúp tiêu thụ sản phẩm”, ông Thành nói.
Cũng theo vị giám đốc này, việc mở đầu ra cho nông sản thông qua kênh bán hàng trực tuyến (online) đang được tỉnh Đồng Tháp chú trọng. Điển hình như việc tỉnh đang quản lý một sàn giao dịch thương mại điện tử để tất các DN có tiềm lực còn khiêm tốn được hỗ trợ đưa sản phẩm vào và kết nối với khách hàng tốt hơn, thông qua đó giúp DN tiêu thụ được sản phẩm của mình.
Còn dưới góc nhìn từ DN, ông Lê Hồng Minh, Giám đốc marketing của CTCP Ong mật Tp.HCM (Behonex), cho rằng để đầu ra sản phẩm nông sản của DN được tốt sau giai đoạn dịch Covid-19 thì khâu tiếp thị là rất quan trọng, cũng như có sự hỗ trợ của trung tâm xúc tiến thương mại để tăng cường thêm việc quảng bá, xúc tiến bán hàng.
Như với sản phẩm mật ong, theo ông Minh, đây là mặt hàng có triển vọng đầu ra ở thị trường XK rất lớn. Nhất là khi tổng sản lượng khai thác mật ong của cả nước mỗi năm vào khoảng 60.000 tấn, nhưng số lượng tiêu dùng trong nước chỉ vào khoảng 5.000 - 6.000 tấn, còn lại là XK.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là các DN sản xuất mật ong trong nước chưa XK mật ong thành phẩm mà mới chỉ XK mật ong nguyên liệu. Có nghĩa là các DN mới chỉ “bán lúa non” cho nước ngoài. Cho nên, ngoài việc mở nhiều lối ra cho ngành mật ong nói riêng hay các ngành nông sản khác thì rất cần hướng tới XK sản phẩm chế biến thành phẩm để tăng giá trị đầu ra.
Thế Vinh
Tin liên quan
- Cuộc cách mạng FinTech – Xu thế tất yếu của ngành tài chính hiện đại
- Pháp luật dành riêng những "độc quyền" cho lao động nữ
- Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
- Trung Quốc tước "ngôi vương" của Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
- Vị thế của Việt Nam qua góc nhìn các Đại sứ và kỳ vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
#kinh tế

Doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi hóa đơn điện tử
Chỉ còn gần một tháng nữa, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển đổi, vẫn còn nhiều khó khăn nhất là đối với bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa khi sử dụng hình thức mới.

Các chính sách kinh tế quan trọng có hiệu lực từ 1/10
Từ hôm nay 1/10, Thông tư 73/2020/TT-BTC ngày 07/8/2020 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành sẽ chính thức có hiệu lực.

Để trái cây Việt "rộng đường" XK sang thị trường Mỹ
Chỉ mỗi việc chuyên gia người Mỹ mới trở lại Việt Nam để phục vụ chiếu xạ đã là “tin vui” với xuất khẩu trái cây sau gián đoạn vì dịch Covid-19. Thực ra, việc khơi thông trái cây Việt vào thị trường Mỹ không chỉ với mỗi tin vui như vậy…

Lợi kép của EVFTA
EVFTA có hiệu lực từ ngày 1.8.2020, hứa hẹn tạo cơ hội lớn cho Việt Nam, không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6-6,5%
Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 6-6,5%.

Gói hỗ trợ lần 2: Cần có cách tiếp cận trong bối cảnh “không bình thường"
Việc hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm này là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cần làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ nhanh nhất và khuyến khích họ vay vốn duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động?
Đọc thêm Kinh doanh
Cuộc cách mạng FinTech – Xu thế tất yếu của ngành tài chính hiện đại
Fintech (công nghệ tài chính/tài chính số) hiện nay được nhiều chuyên gia đánh giá là lĩnh vực tiềm năng trong khai thác công nghệ mới, cung cấp các ứng dụng, dịch vụ tài chính số hóa cho cá nhân và doanh nghiệp.
60 tấn gạo thơm thượng hạng của Việt Nam đã "tỏa hương" tại Vương quốc Anh
Gạo thơm thượng hạng của Việt Nam hiện đã bày bán tại chuỗi siêu thị Long Dan với giá bán lẻ 15,5 bảng/10 kg ( 465.000 đồng/10kg). Đây là lô hàng 60 tấn gạo đầu tiên được nhập khẩu vào Anh theo UKVFTA.
Năm 2030, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam có thể đạt ngưỡng hơn 1,4 tỷ tấn
Cục Hàng hải dự báo, đến năm 2030, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam có thể đạt ngưỡng hơn 1,4 tỷ tấn.
Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
Tờ Bangkok Post ngày 25/1 đăng bài “Chiến lược gạo khôn ngoan của Việt Nam” của Phó Chủ tịch điều hành Ngân hàng Bangkok Suwatchai Songwanich trên mục Tiêu điểm châu Á, đề cập đến cách tiếp cận của hai nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.
Ba hãng hàng không nội địa bị Cục Hàng không Việt Nam “tuýt còi”
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thực hiện luân chuyển tàu bay khai thác để đảm bảo việc bảo quản dừng bay không quá 1 tháng.
Thông báo thu hồi 5370 xe ô tô Mitsubishi Outlander
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phát đi thông báo Công ty TNHH Ô tô Mitsubishi Việt Nam thu hồi 5.370 xe ô tô Mitsubishi Outlander để thay thế bơm xăng.
Nhìn lại năm bết bát và thất thu của hai “ông lớn” sản xuất máy bay
Việc khách hủy đơn hàng quá ít, thêm vào đó hàng loạt hãng hàng không hoãn nhận máy bay đã đẩy Boeing và Airbus lâm vào khủng hoảng tài chính, buộc phải giảm sản lượng và sa thải hàng nghìn nhân viên.
Đường dây nóng ngành đường sắt phục vụ dịp Đại hội Đảng và Tết Tân Sửu
Những thông tin chi tiết về các số điện thoại đường dây nóng 24/7 vừa được Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) công bố.
Hơn 200 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tính đến ngày 18/1/2021, danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã tăng lên 205 thương nhân.
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đạt mức 18% với quy mô 11,8 tỷ USD
Năm 2020, với tốc độ tăng trưởng 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.