Mất lợi thế về giá, SME Trung Quốc vẫy vùng

11:42 19/06/2021

Hai năm qua là quãng thời gian khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đất nước tỉ dân. Thực tế đã chứng minh rằng một số lượng lớn các SME âm thầm biến mất và thực trạng đáng báo động này một lần lặp lại trong năm nay. Xét về tình hình thị trường, có ba cuộc khủng hoảng lớn tác động trực tiếp đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nguyên liệu thô tăng mạnh và mất lợi thế về giá

Nguyên liệu thô tăng là xu hướng chung khó tránh trong bối cảnh đại dịch toàn cầu. Các Ngân hàng Trung ương trên thế giới phần lớn đã phát hành đồng tiền số riêng nhằm đảm bảo vị thế của nền kinh tế quốc gia. Lạm phát toàn cầu tiếp tục tiến triển chiều hướng xấu và rất khó giảm giá nguyên liệu thô trong thời gian ngắn. Kết quả là chi phí sản xuất tăng nhanh tạo nên áp lực sống còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó bản thân các thương hiệu lớn có nền tảng lợi nhuận cao hơn cũng như lợi thế về chi phí. So với các “gã khổng lồ”, các thương hiệu vừa và nhỏ có áp lực đáng kể hơn. Một là không có lợi thế sản xuất hàng loạt với quy mô lớn, hai là tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm không cao. Đặc biệt, nhiều thương hiệu nhỏ thiếu hỗ trợ và chỉ có thể sử dụng giá thấp như một lợi thế thị trường.

Nguyên nhân khiến các mặt hàng giá rẻ có thể tạo được lợi thế thị trường là nhờ mức giá cực thấp và một số hành vi lách luật thuế. Tuy nhiên tình hình này sẽ có những thay đổi to lớn trong nửa cuối năm nay. Kể từ ngày 1 tháng 5, hệ thống liên kết hóa đơn chính thức ra mắt và sẽ được triển khai vào ngày 1 tháng 7. Các chức năng của hệ thống liên kết hóa đơn bao gồm: khởi tạo thông tin của các công ty liên quan, quản lý tài khoản, liên kết hóa đơn xe, bảng thông tin điện tử xe nhập khẩu quản lý, trợ giúp. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: toutiao)

Chèn ép SME

Có thể nói, sự sụp đổ nhanh chóng của các SME là điều mà các thương hiệu lớn mong đợi. Trong những năm trước, sức mạnh và hiệu quả do cải tổ tự nhiên mang lại là tương đối thấp, nhưng  cải tổ chính sách tiêu chuẩn quốc gia mới đã mang lại xúc tác cho sự gia tăng nhanh chóng của một thương hiệu.

Lấy ví dụ của “gã khổng lồ” xe điện Yadea đạt được mục tiêu doanh số hàng chục triệu đồng nghĩa với ngành này thực sự bước vào kỷ nguyên mới. Đằng sau sự gia tăng liên tục về doanh số của một số thương hiệu hàng đầu là không gian bán hàng được cung cấp bởi nhiều doanh nghiệp nhỏ đang âm thầm rút lui khỏi thị trường. Dù giá nguyên liệu tiếp tục tăng cao cũng không thể kìm hãm các thương hiệu lớn đặt mục tiêu doanh thu cao hàng năm, kích thích cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các thương hiệu lớn không chỉ bán hàng không lợi nhuận mà còn liên tục bóp chết không gian sống của các thương hiệu vừa và nhỏ. Với sự biến mất dần của lợi thế giá rẻ, nhiều doanh nghiệp nhỏ khó tồn tại trong thời điểm cuối năm nay dưới muôn vàn khó khăn.

TL