Thứ hai 21/07/2025 12:19
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

L'Oréal và chiến lược số hóa, gia tăng trải nghiệm cho người dùng

07/11/2023 13:54
L’Oréal mong muốn trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu về làm đẹp thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, mang lại những trải nghiệm nổi bật cho người dùng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nhìn qua về bối cảnh

Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, người tiêu dùng ở nhiều lứa tuổi hiện đã thích nghi hơn thế giới kỹ thuật số. Khi nhịp sống quay trở lại bình thường, trải nghiệm mang tính “Hybrid” (Tạm dịch: Kết hợp) được ưa chuộng. Giờ đây, người tiêu dùng vừa ưu tiên sự tiện lợi mà trải nghiệm trực tuyến mang lại, vừa có nhu cầu tương tác trực tiếp.

Theo số liệu từ Sitecore, 46% người dùng vẫn thích mua sắm tại cửa hàng, còn lại 30% muốn mua qua mạng và khoảng một phần tư chọn cả hai phương thức trên.

Nhằm đáp ứng được đa dạng nhu cầu của người dùng, các thương hiệu cần cung cấp những trải nghiệm phù hợp, khiến họ cảm thấy hài lòng ở mọi điểm chạm. Đặc biệt, thương hiệu vẫn phải tạo ra được sự khác biệt so với thị trường và để lại được dấu ấn đối với khách hàng mục tiêu.

Theo bà Paige O'Neill, Giám đốc Tiếp thị của Sitecore, một trong những lời giải tốt nhất cho thách thức này là triển khai đồng bộ các chiến lược nội dung mới. Và đây là điều mà L’Oréal đã và đang nỗ lực để thực hiện.

Sự bùng nổ về nội dung

Năm 2022, bà Anne Guichard, Global Head of Digital Programs của L’Oréal chia sẻ tại Hội nghị Sitecore rằng, L’Oréal đã chuyển đổi từ việc tập trung vào sản phẩm sang chú trọng trải nghiệm người tiêu dùng: “Chúng tôi đang trải qua một sự bùng nổ về nhu cầu nội dung”, bà nói.

Bà Anne Guichard, Global Head of Digital Programs của L’Oréal (bên trái)
Bà Anne Guichard, Global Head of Digital Programs của L’Oréal (bên trái).

Theo bà Guichard, sự chuyển hóa trong hành trình của người tiêu dùng, sự cần thiết của việc cá nhân hóa nội dung và sự chuyển biến đa dạng của thị trường đã dẫn đến sự “bùng nổ” này.

Cụ thể, tập đoàn mỹ phẩm này có đến 600 trang web tại 80 quốc gia, ghi nhận 1 tỷ lượt truy cập với 2,2 triệu tài sản nội dung đến từ 35 thương hiệu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

“Bất kể hành trình người tiêu ra sao, điểm đến cuối cùng vẫn là truy cập vào trang web của L’Oréal. Đây là nơi chúng tôi sở hữu. Đây là trái tim của thương hiệu chúng tôi”, bà Guichard khẳng định.

Bà nói thêm: “Chúng tôi đã từng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa một giải pháp hiệu quả, bảo mật cao, hiệu suất tốt và đảm bảo được tính nhất quán của thương hiệu chúng tôi trên 80 quốc gia. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu con của chúng tôi lại có thể xây dựng không gian riêng và ở mỗi quốc gia lại có thể điều chỉnh, cập nhật nội dung và dịch vụ hàng ngày”.

Ngành làm đẹp trong tương lai

L’Oréal đang tập trung vào việc ứng dụng công nghệ để thúc đẩy trải nghiệm số hóa sâu sắc cho người dùng và đặc biệt là khả năng dự đoán. Ví dụ, thương hiệu này đã ứng dụng công nghệ có khả năng phân tích làn da giúp người dùng chọn được sản phẩm nào phù hợp cho mình, cũng như các tính năng thực tế ảo để dùng thử sản phẩm trang điểm và nhuộm tóc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Bà Guichard đã mô tả “tính dự đoán” là khả năng cung cấp cho người tiêu dùng các đề xuất sản phẩm chính xác không chỉ trong hiện tại mà còn là trong tương lai. Do đó, việc “tập hợp càng nhiều kiến thức càng tốt về da và quá trình lão hóa của da, tóc” được ưu tiên hàng đầu.

L’Oréal đã có những bước đi đầu tiên từ đầu năm 2022 khi công bố mối quan hệ chiến lược với công ty con hoạt động trong mảng y tế của Alphabet: Verily. Sự kết hợp nhằm khám phá các liên kết giữa Exposome (Tạm dịch: Hệ môi trường), lão hóa da, cấu trúc và chức năng sinh học của da. Bên cạnh đó, bộ đôi này cũng có nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới cho chăm sóc da.

Một ví dụ khác cho việc đem lại trải nghiệm số hóa cho người tiêu dùng, năm 2021, YSL Beauty – một thương hiệu con thuộc sở hữu của L’Oréal cho ra mắt công cụ tìm mùi hương dựa trên cảm xúc. Cụ thể, bằng cách sử dụng tai nghe kết nối thần kinh, trải nghiệm Scent-Sation đã tạo ra được chân dung của người tiêu dùng khi ghi lại cách họ phản ứng với các mùi hương và sử dụng thông tin này để đưa ra đề xuất chính xác nhất.

Trải nghiệm Scent - Sation của YSL Beauty
Trải nghiệm Scent - Sation của YSL Beauty.

Nghiên cứu giữa L’Oréal và Verily cùng trải nghiệm YSL đều thuộc loại Web2. Sau đó, thương hiệu cũng đã thử nghiệm với Web3, khi YSL Beauty cho ra mắt một NFT. L’Oréal đã hợp tác cùng Wunderman Thompson (hiện là VML) và Arianee - Công ty phát triển giải pháp dựa trên công nghệ blockchain để phát hành số lượng token cho 24.000 người. Với công cụ này, người dùng có quyền truy cập vào các dịch vụ và tiện ích độc quyền từ nhà YSL Beauty.

“Chúng tôi đã có nền tảng phù hợp để bổ sung một lựa chọn thứ ba. Đó không chỉ là ngoại tuyến và trực tuyến, mà còn cả trên blockchain. Và tất nhiên, điều này mở ra cánh cửa đến thế giới ảo (Metaverse)”, bà Guichard kết luận.

Tại CES 2023 đầu năm nay, L'Oréal cũng đã cho ra mắt mẫu máy in lông mày Brow Magic. Có thể thấy, L’Oréal vẫn đang rất tích cực trong cuộc chạy đua cá nhân hóa trải nghiệm cho từng khách hàng với công nghệ số. Cùng với đó, thương hiệu vẫn đang từng ngày hiện thực hóa mong muốn mang lại cho người tiêu dùng cảm giác “đắm chìm” vào thế giới trải nghiệm và khám phá.

Tuấn Golf

Tin bài khác
Hà Nội: 100% kết quả thủ tục hành chính trả qua bản điện tử

Hà Nội: 100% kết quả thủ tục hành chính trả qua bản điện tử

Hà Nội đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, yêu cầu các xã phường hoàn thành tối thiểu 60% hồ sơ online trước 30/7/2025. Mọi thủ tục hành chính sẽ được số hóa, trả kết quả qua bản điện tử, đảm bảo minh bạch và tiện lợi cho người dân.
Bùng nổ doanh nghiệp công nghệ số: Hơn 700 doanh nghiệp ra đời chỉ trong tháng 5

Bùng nổ doanh nghiệp công nghệ số: Hơn 700 doanh nghiệp ra đời chỉ trong tháng 5

Việt Nam có gần 76.000 doanh nghiệp công nghệ số; doanh thu kinh tế số 6 tháng đầu năm 2025 đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.
Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước: Tương lai ngân hàng nằm trong hệ sinh thái số mở

Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước: Tương lai ngân hàng nằm trong hệ sinh thái số mở

Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ, xây dựng hệ sinh thái số thông minh, kết nối liền mạch từ dịch vụ công đến đời sống hàng ngày, thay cho mô hình truyền thống.
Chủ tịch Tập đoàn CMC: Đổi mới tư duy về AI là chìa khóa chuyển đổi số

Chủ tịch Tập đoàn CMC: Đổi mới tư duy về AI là chìa khóa chuyển đổi số

Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC cho rằng, muốn chuyển đổi số bứt phá, Việt Nam cần đổi mới tư duy về AI và chính phủ thông minh.
Hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Hỗ trợ người khuyết tật tham gia hệ sinh thái kinh tế số

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngân hàng Nhà nước cho biết ngành ngân hàng đã hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng.
Ngành Hải quan hướng tới tỷ lệ phân luồng Xanh đạt 70%: Tăng số hóa, giảm kiểm tra thủ công

Ngành Hải quan hướng tới tỷ lệ phân luồng Xanh đạt 70%: Tăng số hóa, giảm kiểm tra thủ công

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) tại công văn số 128/TCHQ-TCCB ngày 8/1/2025, ngành Hải quan đang đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa quy trình thông quan, nhằm tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI

Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập phối hợp cùng Unica.vn tổ chức tọa đàm "Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" vào ngày 9/7/2025.
Hoàn thiện hệ thống khấu trừ và nộp thuế thay trên sàn thương mại điện tử

Hoàn thiện hệ thống khấu trừ và nộp thuế thay trên sàn thương mại điện tử

Một nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định số 117/2025/NĐ-CP là trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay của các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử và các tổ chức cung cấp nền tảng số có chức năng hỗ trợ thanh toán.
Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố triển khai Nghị định 94/2025/NĐ-CP – văn bản đầu tiên đặt nền móng cho một sandbox tài chính có kiểm soát tại Việt Nam.
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Nhằm trang bị cho doanh nghiệp những công cụ thực tiễn, chiến lược chuyển đổi hiệu quả, ngày 28-29/6, Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT Việt Nam) phối hợp với VietinBank tổ chức chuỗi Hội thảo chuyên đề “ESG - Chuyển đổi số - Đổi mới sáng tạo - Tài chính xanh”.
Chính phủ cấp 1.000 tỷ cho Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ cấp 1.000 tỷ cho Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia

Nghị định 160/2025/NĐ‑CP (29/6/2025) thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia, quỹ tài chính ngoài ngân sách, do Bộ Công an quản lý, với vốn khởi điểm 1.000 tỷ đồng. Quỹ hỗ trợ ứng dụng AI, Big Data, IoT… bảo đảm an toàn dữ liệu và thúc đẩy chuyển đổi số cả nước.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia – bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển, khai thác và ứng dụng dữ liệu trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Startup Việt đang “gãy” vì không kịp thích nghi thì việc tối ưu chi phí, củng cố nhân hiệu trở thành chiến lược sinh tồn bắt buộc
Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy nếu người bán không nắm rõ quy định pháp luật. Câu chuyện không chỉ là đăng bán hàng online, mà là hiểu luật, tuân thủ luật – yếu tố sống còn để phát triển bền vững trong môi trường số.