
Lộ diện 5 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2020
2020 là năm đầy thăng trầm của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Thế nhưng, các doanh nghiệp lớn vẫn “vượt bão” thành công giúp tài sản trên thị trường chứng khoán của một số doanh nhân duy trì ở mức rất cao. Top 5 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam là những người như vậy.

Thời điểm gần kết năm 2020, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup đang duy trì vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán khi cổ phiếu VIC một lần nữa trở lại “Câu lạc các cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng/CP”.
Đóng cửa phiên cuối tuần trước 18/12, VIC dừng ở mức 104.700 đồng/CP, góp phần giúp tài sản của ông Vượng lên tới hơn 200.000 tỷ đồng (khoảng 8,6 tỷ USD). Giá trị của cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ cao gần gấp đôi so với giá trị cổ phiếu của các đại gia trong Top 5 cộng lại.
Còn theo thống kê của Forbes, ông Vượng cũng là người giàu nhất Việt Nam với tổng tài sản thấp hơn một chút, là 6,7 tỷ USD.

Sau một thời gian dài bị “rơi" khỏi vị trí thứ 2 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát đã trở lại nhờ đà tăng mạnh của cổ phiếu HPG.
Đóng cửa tuần trước, HPG dừng ở mức 38.600 đồng/CP, tăng 19.370 đồng/CP, tương đương 100% so với phiên cuối cùng của năm 2019. Điều đó có nghĩa vốn hoá thị trường Hoà Phát tăng gấp đôi sau gần 1 năm.
Nhờ đó, tài sản của ông Trần Đình Long cũng tăng gấp đôi lên 33.350 tỷ đồng. Vì vậy, ông Long đứng ở vị trí thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt.
Hàng không là một trong những ngành bị tác động nặng nề nhất trong đại dịch COVID-19. Vì vậy, cổ phiếu VJC của Công ty Cổ phần hàng không Vietjet gặp không ít khó khăn. Dù vậy, sau chuỗi ngày giảm sâu, VJC vẫn phục hồi và gần lấy lại được những gì đã mất. Với mức giá 125.000 đồng/CP, VJC mang lại khối tài sản trị giá 26.696 tỷ đồng cho bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet. Bà Thảo là tỷ phú giàu thứ ba trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngược lại với hàng không, tiêu dùng là ngành không chịu nhiều tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19. Đó là lý do Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan tăng trưởng mạnh giữa đại dịch. Kết quả là cổ phiếu MSN bứt phá đáng kể. Sau gần 1 năm giao dịch, MSN tăng 34.590 đồng/CP, tương đương 70% so với phiên cuối cùng của năm 2019.

MSN giúp tài sản của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan giàu lên trông thấy.
Sau khi tài sản tăng mạnh, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang có lần lượt 21.946 tỷ đồng và 21.486 tỷ đồng. Nhờ đó, hai tỷ phú này đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5 trong Top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Không chỉ cổ phiếu MSN giúp ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang giàu lên trông thấy, cổ phiếu TCB của Techcombank cũng đóng góp không nhỏ cho đà tăng này. Sau gần 1 năm giao dịch, TCB tăng 7.600 đồng/CP, tương đương 35,2% so với phiên 31/12/2019.
PV
Cùng chuyên mục


Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Phú Thọ đạt giải thưởng “Phụ nữ Việt Nam”

Khối tài sản khổng lồ của huyền thoại lướt sóng Mick Fanning
SeABank chính thức bổ nhiệm ông Lê Quốc Long giữ nhiệm vụ Tổng Giám đốc

Những lời khuyển để đạt được thành công từ "cha đẻ" của ChatGPT

Sam Altman đã đạt được thỏa thuận quay lại vị trí CEO OpenAI
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh