Liệu Hoa Kỳ có thể "thanh trừng" thành không các startup của Trung Quốc hay không?

17:00 15/06/2021

Tương lai phát triển nhanh chóng của các công ty khởi nghiệp Trung Quốc trong nỗ lực vươn tới phương Tây đã khó càng thêm khó sau khi chính quyền Biden cập nhật bản danh sách mới đối với các công ty như Huawei và Tiktok.

Thứ Tư vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ đã chính thức yêu cầu xem xét lại các vấn đề lo ngại về an ninh đối với ứng dụng Trung Quốc như Wechat, Tiktok và không loại trừ tất cả các nỗ lực cấm vận trước đó của chính quyền Trump trong thời gian trước đó. Đáp trả lệnh cấm của Biden, Gao Feng phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc phát biểu trong một họp báo cho biết, nước này hy vọng “Hoa Kỳ sẽ đối xử công bằng với các công ty Trung Quốc và tránh chính trị hóa các vấn đề kinh tế, thương mại”.

Quay trở lại nhiệm kì của chính quyền Trump đã nổ ra các cuộc “tranh luận” và cáo buộc “bất công” chống lại các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc. Động thái này được cho là đã phá hủy một phần nỗ lực của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng công nghệ cao. Theo số liệu từ vVện nghiên cứu Hurun, Trung Quốc có 277 kỳ lân, chiếm gần 40% tổng số thế giới, chỉ xếp sau Hoa Kỳ trong năm 2020. Tuy nhiên, tương lai phát triển nhanh chóng của các công ty khởi nghiệp Trung Quốc trong nỗ lực vươn tới phương Tây đã khó càng thêm khó sau khi chính quyền Biden cập nhật bản danh sách mới đối với các công ty bị nghi ngờ về mặt an ninh quốc gia như Huawei và Tiktok. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Năm 2019, ba kỳ lân trí tuệ nhân tạo dẫn đầu của Trung Quốc là SenseTime, Megvii và Yitu bị cáo buộc có liên quan đến chiến dịch đàn áp dân tộc thiểu số ở Tân Cương của chính quyền Trung Quốc. Những công ty trên cũng có mặt trong danh sách cấm của Trump không cho phép những đơn vị này có hoạt động thương mại hay mua bán công nghệ với các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Theo chỉ số AI toàn cầu do Tortoise Intelligence có trụ sở tại London chỉ ra, ngành công nghiệp AI đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc có thể đánh bại vị trí tối cao của Mỹ trong 5 đến 10 năm tới, đặt ra rào cản toàn cầu hóa đối với các startup công nghệ. Trung Quốc lập luận rằng Hoa Kỳ đang tấn công bất kỳ công ty Trung Quốc nào. Đe dọa an ninh mạng, ăn cắp tài sản trí tuệ, vi phạm nhân quyền hoặc trốn thuế chỉ là những lời biện minh trong cuộc chiến tranh lạnh công nghệ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ ngày càng tăng cường lập trường và sức mạnh áp đặt nhưng trước mắt vẫn chưa thể “đánh chìm” các startup Trung Quốc yêu cầu niêm yết trên thị trường vốn lớn nhất thế giới, gấp ba lần so với tổng thị trường cổ phiếu tại Trung Quốc cộng lại. Tháng 4, Bloomberg đã báo cáo các công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ nhanh hơn bao giờ hết. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Những động thái của chính quyền Hoa Kỳ đã nhận về các phản ứng dữ dội của cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Năm ngoái, CEO Facebook, Mark Zuckerberg mặc dù bày tỏ thông cảm với những lo ngại của chính quyền Trump về nền tảng Tiktok, tuy nhiên anh cho rằng lệnh cấm dài hạn sẽ gây tác động xấu đối với kinh tế. CEO kiêm tỷ phú Facebook ám chỉ rằng các quốc gia khác có thể nhắm đến Facebook sau này.

Tờ CNN cũng trích dẫn ý kiến chỉ trích những nỗ lực tạm thời của chính phủ Mỹ nhằm kiểm soát người dân sử dụng internet thông qua Tiktok, hạn chế dân chủ. Nanjala Nyabola, tác giả kiêm chuyên gia phân tích chính trị thời đại kỹ thuật số cho hay: Nếu một quốc gia như Hoa Kỳ bắt đầu xói mòn dân chủ sẽ ắt mở ra ‘cánh cửa’ tương tự cho các nước khác”. Trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường tiêu dùng phát triển nhanh và mạnh nhất thế giới, nền công nghiệp công nghệ của Hoa Kỳ khó có thể hoạt động thuận lợi trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước. Jon R. Taylor, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Texas ở San Antonio kiêm chủ bút chuyên mục Tạp chí Bejing Review nhận định: “Trung Quốc đã hoàn toàn hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, buộc chặt lợi ích với Hoa Kỳ. Cho dù Mỹ muốn tách khỏi Trung Quốc nhưng tham vọng này gần như không khả thi trong hệ thống thương mại toàn cầu”.

TL