Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm biêu dương các doanh nghiệp đã tích cực ứng dụng Khoa học-Công nghệ hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế hội nhập, đồng thời tiếp tục động viên, khuyến khích và thúc đây phát triển đầu tư KH&CN mạnh mẽ hơn nữa trong các doanh nghiệp.
Tham dự có TS. Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN; PGS.TS.Lê Bộ Lĩnh, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; TS. Nguyễn Văn Cường, Phó Cục trưởng Cục hành Chính 2, Văn phòng Chính phủ; ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN; TS. Vương Đức Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN;
Đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, coi đây là nguồn lực nội sinh, chìa khóa để tạo đột phá trong phát triển bền vững.Trong thời gian qua, Việt Nam đã từng bước nâng cao vị thế trên trường quốc tế, được sự tín nhiệm, hợp tác về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa với các cường quốc trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã đưa ra những chủ trương, cơ chế, chính sách thiết thực hiệu quả và tạo điều kiện cho các hoạt động khoa học - công nghệ ngày càng vững mạnh, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm, công nghệ có giá trị, mang hàm lượng trí tệ cao và khẳng định vai trò là trung tâm đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế hội nhập của đất nước.
Hai năm qua, đại dịch COVID-19 diễn ra, là một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có và đang gia tăng với tác động tàn phá sức khỏe, kinh tế và xã hội ở mọi quốc gia. Nó đang đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái mang tầm vóc lịch sử.
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng. Năm 2020 Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng GDP dương khi đại dịch bùng phát.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề, kinh tế giao thương với các nước bị chậm lại, thiệt hại về mọi mặt. Theo thống kê đã có gần 90.000 doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, dừng đầu tư, thất thu ngân sách, gây ảnh hưởng đến kinh tế và an sinh xã hội.
Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, duy trì sự tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp đã đầu tư hiệu quả, tạo ra nhiều sáng kiến, đạt kết quả trong sản xuất kinh doanh, khẳng định vị thế của doanh nghiệp, khẳng định giá trị của thương hiệu và phát triển bền vững.
Với thành quả đó, cần được ghi nhận và động viên, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực phấn đấu tạo ra những sản phẩm/dịch vụ đạt chất lượng, có hàm lượng trí tuệ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chương trình bình xét và Tôn vinh “Doanh nghiệp Việt Nam điển hình sáng tạo, Thương hiệu Việt uy tín, và Thương hiệu Việt bền vững năm 2021” đã được sự hỗ trợ và tạo điêu kiện của các Bộ ban ngành, các địa phương và sự hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp. Ủy Ban Nhân dân của gần 20 tỉnh/thành phố trong cả nước đã đề cử hơn 80 doanh nghiệp tiểu biểu, điển hình tham gia xét chọn. Ban tổ chức cùng Hội đồng thẩm định đã xét và chọn ra các doanh nghiệp đạt danh hiệu và xứng đáng được tôn vinh.
Thế Hiệp - Hoàng Vân