Thứ tư 30/10/2024 10:31
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Lạm phát Việt Nam đứng trước áp lực tăng cao

29/03/2022 15:40
Lạm phát Việt Nam cũng đang đứng trước áp lực tăng, khó có thể giữ ở mức thấp khi nền kinh tế bước vào giai đoạn bình thường mới.
aa

Trong năm 2021, CPI bình quân năm tăng 1,84% so với bình quân năm 2020 là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,67%, duy trì mức thấp đáng kể so với mặt bằng lạm phát chung của thế giới. Tuy nhiên lạm phát Việt Nam cũng đang đứng trước áp lực tăng, khó có thể giữ ở mức thấp khi nền kinh tế bước vào giai đoạn bình thường mới.

Tốc độ tăng CPI 2021 (%) thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (Theo Tổng cục Thống kê)
Tốc độ tăng CPI 2021 (%) thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (Theo Tổng cục Thống kê).

Với lạm phát năm 2021 ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam duy trì mức lạm phát thấp đáng kể. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, lạm phát năm 2021 ở Việt Nam có yếu tố liên quan đến nhập khẩu lạm phát, thậm chí có thể được chuyển sang năm 2022. Lạm phát năm 2021 cũng không phải là lạm phát tiền tệ do chính sách lãi suất, chính sách tỉ giá hối đoái và chính sách tín dụng vì cung tiền vẫn được kiểm soát. Lạm phát cơ cấu, lĩnh vực cá biệt có dấu hiệu xuất hiện và sẽ tác động tới lạm phát năm 2022 khi CPI năm 2021 tăng thấp, song giá tài sản như chứng khoán, vàng và bất động sản lại tăng cao. Bên cạnh đó, lạm phát tâm lý đã xuất hiện từ cuối năm 2021 rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 dưới 4% nhất là khi tổng cầu tiêu dùng phục hồi kéo CPI đi lên. Trong thời gian tới, lạm phát Việt Nam đứng trước áp lực tăng vì nhiều lí do theo báo Doanh nghiệp và Hội nhập liệt kê ở dưới đây.

Đầu tiên, là áp lực lạm phát từ chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài. Kể từ khi thế giới đối diện đại dịch vào đầu năm 2020, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh để chống lại suy thoái kinh tế, trong đó có Việt Nam. Điển hình như nền kinh tế Mỹ, theo số liệu của FRED, tổng cung tiền tệ M2 từ 2020 đến hiện tại tăng hơn 40%. Với vị thế của đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới, các nền kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng theo chính sách tiền tệ nới lỏng này, cái giá của duy trì tăng trưởng kinh tế và báo cáo tỉ lệ việc làm đẹp là lạm phát sẽ tăng cao, lạm phát ở Mỹ đang cao nhất trong vòng 42 năm trở lại đây.

Thứ hai, áp lực lạm phát có thể đến từ đứt gãy chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu do sự kết hợp của đại dịch và căng thẳng chính trị. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới vẫn đang theo đuổi đường lối Zero covid, giãn cách xã hội và giới hạn giao thương có thể ảnh hưởng lạm phát giá hàng hóa. Trong khi đó, đụng độ quân sự giữa Nga – Ukraine vẫn đang tiếp diễn. Các biện pháp trừng phạt cũng như cấm vận hàng không, đường biển gây thêm khó khan cho việc phân phối hàng hóa trên thế giới khi Nga là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới đối với nhiều loại hàng hóa quan trọng như năng lượng, ngũ cốc và kim loại. Giá dầu Brent thế giới đã tăng khoảng 40% kể từ đầu năm 2022 lên quanh mức 110-130 USD/thùng và thậm chí theo nhiều nhà kinh tế học, giá dầu Brent có thể vượt mốc 150 USD/thùng, thậm chí lên tới 300 USD/thùng trong kịch bản xấu nhất Nga cảnh báo nếu phương Tây cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Tương tự, giá thực phẩm thế giới cũng chịu nhiều áp lực tăng giá do nguồn cung nông sản và phân bón bị thắt chặt. Giá lúa mỳ đã tăng gần 40% so với cuối năm ngoái, trong khi giá ngô và đậu tương cũng đã tăng khoảng 25%. Việc giá hàng hóa tăng mạnh gây tác động trực tiếp lên giá cả tiêu dùng, cũng như gián tiếp gây ra áp lực lạm phát do khiến chi phí sản xuất ngày càng gia tăng. Trong khi giá năng lượng được xem là yếu tố lạm phát có tính tạm thời, lạm phát đã có dấu hiệu tăng mạnh hơn ở các cấu phần cơ bản như nhà ở, dịch vụ, một dấu hiệu cho thấy tình trạng lạm phát cao sẽ dai dẳng hơn. CPI Việt Nam phụ thuộc nhiều vào mảng hàng ăn và dịch vụ ăn uống, chiếm tới 33,56%, với điều kiện giá phân bón đang đạt đỉnh mọi thời đại và giá thức ăn chăn nuôi cũng đang xu hướng tăng, lạm phát có khả năng tăng mạnh khi giá nông sản và thịt lợn tăng trở lại (khi giảm mạnh vào 2021 do dịch tả lợn được khống chế).

Cuối cùng, là nhu cầu về nguồn cung tăng khi dịch bệnh tại Việt Nam cơ bản đã được khống chế. Với tỉ lệ tiêm chủng đạt mức cao, Việt Nam đã thay đổi chiến lược ứng phó với dịch Covid-19 từ việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt sang chiến lược thích ứng an toàn. Chính phủ đã mở cửa lại du lịch cũng như gỡ bỏ các giới hạn trong các lĩnh vực ăn uống, vui chơi khi nền kinh tế tiến đến trạng thái bình thường mới. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng cao trong thời gian tới cũng tạo áp lực lạm phát tăng.

Hương Dung

Bài liên quan
Tin bài khác
Những khu vực không được phân lô, bán nền tại Bình Dương

Những khu vực không được phân lô, bán nền tại Bình Dương

Tại các khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm, quanh các công trình điểm nhấn kiến trúc trong đô thị sẽ không được phân lô, bán nền.
Duyệt đầu tư 2.400 tỷ đồng nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Duyệt đầu tư 2.400 tỷ đồng nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Cà Mau

Cảng hàng không Cà Mau sẽ được nâng cấp và mở rộng với tổng đầu tư 2.400 tỷ đồng từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), nhằm đảm bảo khai thác máy bay
Thái Bình: Lãnh đạo tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển đô thị

Thái Bình: Lãnh đạo tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển đô thị

Sáng ngày 18/10, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã có những chỉ đạo sát sao tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển nhà ở tại xã Tân Bình và phường Tiền Phong, dự án phát triển nhà ở tại xã Đông Hòa (TP Thái Bình).
Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Bệnh viện Bạch Mai

Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Bệnh viện Bạch Mai

Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Bệnh viện Bạch Mai theo Quyết định số 5225/QĐ-UBND.
Xu hướng phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Xu hướng phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức, với nhiều nguy cơ như ngập lụt, hạn hán và mực nước biển dâng cao.
Bình Định sắp có thêm 2 cụm công nghiệp mới để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bình Định sắp có thêm 2 cụm công nghiệp mới để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tỉnh Bình Định đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Tà Súc (giai đoạn 3) tại thôn Định Trường, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh.
TP.Hồ Chí Minh áp dụng Bảng giá đất cũ: Hồ sơ đất đai được khơi thông

TP.Hồ Chí Minh áp dụng Bảng giá đất cũ: Hồ sơ đất đai được khơi thông

Chiều 21/9, TP. Hồ Chí Minh chấp thuận việc áp dụng Bảng giá đất hiện hành để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai. Gần 9.000 hồ sơ sẽ được khơi thông.
Thanh Hóa: Xác định vị trí đề xuất quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia

Thanh Hóa: Xác định vị trí đề xuất quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia

Thanh Hóa vừa thực hiện khảo sát vị trí quy hoạch xây dựng kho dự trữ dầu thô quốc gia rộng khoảng 140 ha tại Khu Công nghiệp số 6 của Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha

Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha

Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo với diện tích khoảng 3.770ha. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 233.000 người.
Vĩnh Phúc: Lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng nguồn vốn đầu tư công

Vĩnh Phúc: Lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng nguồn vốn đầu tư công

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Vĩnh Phúc tỉnh đã phân bổ 57.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cho 1.815 dự án, trong đó lĩnh vực giao thông chiếm hơn 43% tổng vốn.
VietinBank Phú Thọ tổ chức gặp mặt, ký kết hợp tác vơi doanh nghiệp

VietinBank Phú Thọ tổ chức gặp mặt, ký kết hợp tác vơi doanh nghiệp

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Phú Thọ (VietinBank Phú Thọ) tổ chức gặp mặt, tọa đàm kết nối với doanh nghiệp.
Ban Cơ yếu Chính phủ làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp

Ban Cơ yếu Chính phủ làm việc với Tỉnh ủy Đồng Tháp

Vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp – Phan Văn Thắng cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh, đơn vị liên quan tiếp Đoàn công tác Ban Cơ yếu Chính phủ, do ông Nguyễn Đăng Lực - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn.
Bình Thuận tiếp nhận hơn 6 tỷ đồng ủng hộ Quỹ khuyến học "Tiếp bước cho em đến trường"

Bình Thuận tiếp nhận hơn 6 tỷ đồng ủng hộ Quỹ khuyến học "Tiếp bước cho em đến trường"

Ngày 23/8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Tiếp bước cho em đến trường" đã tổ chức lễ tiếp nhận ủng hộ Quỹ khuyến học và trao 86 suất học bổng "Tiếp bước cho em đến trường" năm 2024.
Quảng Trị tổ chức Hội thảo tham gia ý kiến về Đề tài lịch sử HĐND tỉnh

Quảng Trị tổ chức Hội thảo tham gia ý kiến về Đề tài lịch sử HĐND tỉnh

Ngày 23/8/2024, tại tỉnh Quảng Trị đã diễn ra Hội thảo tham gia ý kiến về Đề tài Lịch sử HĐND tỉnh trước khi nghiệm thu đề tài và hoàn thiện tập sách Lịch sử HĐND tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1946 - 2023.
Cảng LNG Cái Mép tìm kiếm đơn hàng để bắt đầu thử nghiệm đưa vào vận hành

Cảng LNG Cái Mép tìm kiếm đơn hàng để bắt đầu thử nghiệm đưa vào vận hành

Kho cảng LNG Cái Mép nằm ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có công suất nhập khẩu lên tới 3 triệu tấn LNG mỗi năm, được điều hành bởi Cái Mép LNG, một liên doanh giữa AG&P LNG có trụ sở tại Singapore và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Hải Linh của Việt Nam.
Đọc thêm