Thứ ba 13/05/2025 15:22
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Kiên Giang vượt qua đại dịch và tiếp tục phát triển trong năm 2021

05/01/2021 10:15
Năm 2020, đại dịch Covid 19 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế - xã hội của nước ta, trong đó có tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn và nhiều những bất lợi khác cũng tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống nhân dân địa phương.

Trong năm vừa qua, tuy không đạt như kế hoạch đề ra nhưng kinh tế Kiên Giang vẫn có bước phát triển, tăng trưởng hơn 3%, với 16/22 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tỉnh đã kiểm soát tốt dịch COVID-19, ngăn chặn việc phát sinh, lây lan nghiêm trọng trên địa bàn đồng thời với việc triển khai kịp thời các giải pháp, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 của tỉnh Kiên Giang đạt gần 69.000 tỷ đồng, hoàn thành 96,1% kế hoạch, tăng hơn 3% so với năm 2019. Đặc biệt, nông nghiệp, với 2 ngành kinh tế chủ lực là lúa và thủy sản trở thành “trụ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế tỉnh vượt qua khó khăn, thách thức. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Kiên Giang ước gần 63.500 tỷ đồng, đạt 101,54% kế hoạch, tăng 3,34% so năm 2019. Tổng diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh 725.863 ha, tăng 2,23% kế hoạch, năng suất bình quân 6,2 tấn/ha, sản lượng thu hoạch đạt trên 4,5 triệu tấn, tăng gần 5% kế hoạch, diện tích lúa chất lượng cao chiếm khoảng 80% trên diện tích gieo trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện đời sống người nông dân.

Nông nghiệp Kiên Giang có một năm bội thu
Nông nghiệp Kiên Giang có một năm bội thu.

Trong lĩnh vực thủy sản, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng năm 2020 được 836.175 tấn, đạt 110,75% kế hoạch. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh 270.590 ha, đạt 105,29% kế hoạch, sản lượng thu hoạch hơn 264.100 tấn. Trong đó, tôm nước lợ thả nuôi 134.235 ha, sản lượng 92.490 tấn, vượt 8,8% kế hoạch, tăng 11,75% so với năm 2019, với các loại hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh, tôm - lúa luân canh, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi tôm càng xanh xen trong các mô hình. Sản lượng tôm tăng do nông dân tăng diện tích nuôi, nuôi xen canh, gối vụ và doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn cho năng suất cao.

Mở rộng nuôi trồng thuỷ sản
Mở rộng nuôi trồng thuỷ sản.

Để sản xuất nông nghiệp hiệu quả trong điều kiện thiên tai xuất hiện gây hại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng với các địa phương quản lý, vận hành hệ thống hơn 100 cống thủy lợi trên địa bàn huyện Giang Thành, thành phố Rạch Giá, tuyến đê biển Hòn Đất - Kiên Lương và ven sông Cái Bé thuộc huyện Châu Thành, vùng U Minh Thượng. Tiếp đến, tỉnh gia cố, đắp mới 202 đập ngăn mặn theo thời vụ, để bảo vệ lúa trong vụ Mùa, Đông Xuân 2019 - 2020, phòng, chống hạn mặn cho vụ Hè Thu 2020 và đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Cho nên, mặc dù tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt nhưng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp của Kiên Giang không đáng kể so với năm 2015 - 2016.

Du lịch Kiên Giang tuy chỉ đạt khoảng 55,8% kế hoạch đề ra nhưng đây đã là con số đáng mừng khi các chuyến bay quốc tế trong năm nay đều đã đóng do dịch bệnh từ đầu năm. Tổng lượt khách đến tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 5,2 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt trên 8000 tỉ đồng, giảm 56,1% so vs cùng kỳ. Vào dịp cuối năm, ngành du lịch của Kiên Giang đã bắt đầu hồi phục, số lượng khách du lịch đến Kiên Giang tăng lên từng ngày dù chỉ là khách nội địa.

Du lịch Kiên Giang phục hồi sau dịch (Ảnh: Đình Ngọc)
Du lịch Kiên Giang phục hồi sau dịch (Ảnh: Đình Ngọc).

Các chính sách an sinh xã hội, chính sách cho người có công, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa thực hiện khá tốt. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thực hiện tốt các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; công tác giảm nghèo, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,69%. Công tác hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được thực hiện tốt nhằm giúp người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau dịch. Qua đó đã hỗ trợ cho 204.659 đối tượng với kinh phí trên 202,483 tỷ đồng, đạt 99,29% kế hoạch.

Trải qua một năm đầy khó khăn, biến động nhưng bức tranh kinh tế-xã hội năm 2020 của Kiên Giang vẫn có nhiều gam màu sáng. Nền kinh tế tỉnh đứng thứ 6/13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các chỉ tiêu kinh tế quan trọng gần đạt, đạt và vượt kế hoạch như: Thu ngân sách 11.850 tỷ đồng, vượt 2,7% dự toán; tổng vốn đầu tư toàn xã hội hơn 46.319 tỷ đồng, đạt 96,5% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp trên 50.336 tỷ đồng, đạt 97,3% kế hoạch, tăng 5,6% so với năm 2019; kim ngạch xuất khẩu 700 triệu USD, tăng 2,8% so cùng kỳ năm trước…

Bước sang năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Lâm Minh Thành cho rằng: Năm 2021 tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Do đó, nhiệm vụ trong năm 2021 vẫn là tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế xã hội theo hướng “ mục tiêu kép”, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 6,01%.

Để thực hiện đạt mục tiêu trên, ông Thành đề nghị từng ngành, từng địa phương phải sớm bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mình, phải cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đề ra, vừa phải khẩn trương triển khai các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh cho cả nhiệm kỳ, đòi hỏi phải nỗ lực tối đa, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả hơn trong năm 2021. Đồng thời, các ngành, các địa phương phải luôn luôn chủ động tham mưu chặt chẽ, đảm bảo về thời gian, đúng quy trình quy định cho lãnh đạo UBND tỉnh. Khắc phục được hạn chế trong việc kéo dài, chậm trễ trong công tác tham mưu. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, luôn luôn quan tâm chỉ đạo, điều hành một cách sâu sắc hơn, chặt chẽ hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác phối hợp để kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giúp cho công việc giữa các ngành và địa phương không chồng chéo, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Bám sát chủ đề năm 2021 của Tỉnh ủy là “ Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh; tạo chuyển biến rõ nét về công tác cải cách hành chính, trong đó chú ý nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” tham mưu UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, công việc được giao.

Trần Hà

Tin bài khác
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.