
Kiên Giang: Tăng cường phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ yến sào
Nghề nuôi chim yến của tỉnh Kiên Giang phát triển mạnh trong những năm qua cũng như hiện nay, mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các cơ sở, hộ nuôi.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, sản lượng yến sào thu hoạch năm 2022 của tỉnh ước khoảng 17,5 tấn, tăng 2,9% kế hoạch, tăng gần 2% so với năm 2021.
Tỉnh hiện có hơn 2.450 hộ nuôi chim yến, với 2.995 nhà nuôi chim yến, tổng diện tích sàn nuôi hơn 730.630 m², tập trung trên địa bàn hai thành Rạch Giá và Hà Tiên, các huyện Châu Thành, Hòn Ðất, Kiên Lương…
Các cơ sở, hộ nuôi đầu tư thiết bị, công nghệ, kỹ thuật, quy trình nuôi ngày càng theo hướng chuyên nghiệp trong dẫn dụ chim yến vào nhà để cho sản phẩm tổ yến hiệu quả.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần các giải pháp đồng bộ về quy hoạch vùng nuôi hợp lý, sản xuất chế biến, thị trường, xây dựng thương hiệu yến sào và những vấn đề liên quan khác để phát triển an toàn, bền vững, khai thác hiệu quả.
Việc mua bán sản phẩm tổ yến chưa có thị trường ổn định, nhất là chưa có thị trường xuất khẩu chính ngạch, chủ yếu xuất sản phẩm thô qua đường tiểu ngạch nên chưa mang lại giá trị gia tăng cao và thị trường nội địa phần lớn mua bán tổ yến thô qua các đầu mối. Số lượng nhà nuôi tăng nhanh nhưng nhiều nhà không có yến vào làm tổ…
Để phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả nghề nuôi chim yến hiện nay cũng như về lâu dài, tỉnh Kiên Giang thực hiện quy hoạch vùng nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái môi trường tự nhiên. Ngành chức năng tỉnh tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim yến cho các cơ sở, hộ nuôi, nhất là chú trọng, khuyến cáo nhân rộng những mô hình hiệu quả, triển khai các giải pháp bảo vệ đàn chim yến tự nhiên tránh bị xâm hại kết hợp với bảo vệ môi trường để phát triển bầy đàn.
Mặt khác, tỉnh có cơ chế quản lý và thúc đẩy sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm tổ yến để nâng cao giá trị, hạn chế tình trạng phát triển nuôi chim yến ồ ạt dẫn đến dư thừa, không nơi tiêu thụ, làm hạ giá thành tổ yến…
Ngành chức năng tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nuôi chim yến, sản xuất chế biến, kinh doanh yến sào tham gia các hội chợ thương mại, hội thảo khoa học… để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường cho mặt hàng yến sào, xuất khẩu tổ yến, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vàoTrung Quốc là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới.
Việc này sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho ngành yến của tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung, đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, mang lại lợi ích kinh tế rất cao, tạo động lực phát triển mạnh mô hình nuôi chim yến, chế biến tổ yến...
Ngọc Phi (tổng hợp)
- Những nghề nào là công việc được trả lương cao nhất ở Việt Nam năm 2023
- Tranh chấp thương mại Trung Quốc - Phần Lan từ chính sách "Ngoại giao gấu trúc"
- 9.000 tấn nông sản đã qua cửa khẩu Lào Cai trong Tết 2023
- Năm 2023 Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức dưới 4%
- Việt Nam có 2 điểm du lịch lọt TOP xu hướng du lịch nổi bật năm 2023
Cùng chuyên mục


Ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi năm 2023

Các phiên bản mới trên thị trường ô tô Việt cho người dùng nhiều sự lựa chọn trong năm 2023

Bộ Tài chính cẩn trọng điều hành giá ngăn lạm phát cả năm 2023

Mercedes-Benz Việt Nam là hãng xe đầu tiên công bố tăng giá xe cho năm 2023

Năm 2022, Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?