
Khuyến khích thanh niên phát triển các sáng kiến công nghệ cho chuyển đổi số quốc gia
Bộ KH&CN và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) tổ chức cuộc thi khuyến khích thanh niên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ, sáng kiến truyền thông để hỗ trợ chính quyền địa phương trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) và Bộ Khoa học và Công nghệ đã phát động cuộc thi “Thử thách Công dân số 2022” với mục đích khai thác tiềm năng sáng tạo của giới trẻ và sức mạnh của công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nổi lên là một trong những nền kinh tế năng động và là trung tâm phát triển khởi nghiệp sáng tạo của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
“Thử thách Công dân số 2022” chào đón tất cả đối tượng tham gia bao gồm sinh viên, lập trình viên, nhà thiết kế, doanh nhân,… từ độ tuổi 18 đến 30 (không giới hạn vị trí địa lý, dân tộc) có ý tưởng và khả năng trong mảng công nghệ thông tin, truyền thông, khởi nghiệp, hoặc các lĩnh vực thuộc đề bài của cuộc thi (Dịch vụ hành chính công và Hỗ trợ doanh nghiệp).
Ba đội thi xuất sắc nhất do Ban Giám khảo lựa chọn từ vòng chung kết sẽ có cơ hội nhận được phần thưởng tiền mặt có giá trị lên tới 50 triệu đồng cùng với các hỗ trợ đến từ các nhà tài trợ và đối tác chương trình.
Các ý tưởng đủ điều kiện sẽ được Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) lựa chọn thí điểm để nâng cao chất lượng dịch vụ công điện tử và tạo ra mạng lưới các nhà tiên phong đổi mới sáng tạo năng động và toàn diện hơn tại Việt Nam.
Cuộc thi “Thử thách Công dân số 2022” được chia thành 3 giai đoạn:
Từ 6-20/12/2022: Giai đoạn mở đơn đăng ký và vòng sơ khảo. Các lĩnh vực thuộc đề bài cuộc thi mà các đội có thể thử sức bao gồm: Dịch vụ hành chính công, hỗ trợ doanh nghiệp.
Từ 28/12/2022: Top 10 đội có ý tưởng xuất sắc nhất để tham gia đào tạo chuyên sâu với những chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ UNDP, NATEC, các cơ sở ươm tạo và tăng tốc và các công ty khởi nghiệp đang phát triển ở Việt Nam để phát triển ý tưởng của đội mình một cách sâu sắc hơn.
Từ 7-8/1/2023: Vòng thi chung kết (hackathon) vô cùng sôi động diễn ra trong 2 ngày. Vòng thi chung kết sẽ tạo ra một sân chơi năng động, sáng tạo nơi thanh niên Việt Nam cùng nhau hoàn thiện những giải pháp công nghệ hoặc sáng kiến truyền thông nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững tại Việt Nam.
PV (t/h)
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: VINASME cùng doanh nghiệp tiến bước
- Tưng bừng không khí trước giờ khai mạc Đại hội IV - Hiệp hội DN NVV VN
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
Cùng chuyên mục


Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò nòng cốt trong quá trình chuyển đổi số

Dự báo giá trị kinh tế số của Việt Nam đạt khoảng 120-200 tỷ USD vào năm 2030

Ngành Thuế Phú Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số để phục vụ người dân và doanh nghiệp

Phú Thọ: Đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Phụ nữ Phú Thọ hội nhập và chuyển đổi số để phát triển kinh tế
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?