Không gọi cá nhân kinh doanh là “thương nhân”
- Pháp luật doanh nghiệp
- 05:46 27/01/2021
DNHN - Các quy định của pháp luật hiện hành cho phép cá nhân kinh doanh mà không cần đăng ký kinh doanh; Luật Thương mại quy định cá nhân kinh doanh thì không gọi là “thương nhân”.
Cá nhân kinh doanh (cá nhân hoạt động thương mại) được hiểu là là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Luật Thương mại quy định cá nhân kinh doanh thì không gọi là “thương nhân”.
Cá nhân kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh
Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng này.
Cụ thể, cá nhân kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
Phạm vi hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại đươc quy định tại Điều 5 Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây: Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh; Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.
Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.
Phạm vi về địa điểm kinh doanh
Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác): Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác; khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam; khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển; khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy; phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại; các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực,tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo các quy định nêu trên nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và trưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung.
Trường hợp tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó.
Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các quy định về thực hiện nếp sống văn minh), vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải.
Phương Ngân
Tin liên quan
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
TP.HCM: Lực lượng chức năng sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm sản phẩm không rõ ràng của MQ Skin
Sở Y tế TP. HCM cho biết, sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) đối với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu MQ.
Sẽ kiểm tra gắt gao 15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm
Trong năm 2021, có 15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm sẽ được kiểm tra gắt gao. Đây là động thái quyết liệt của các cơ quan hữu quan nhằm thực hiện mục tiêu chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Kê biên tài sản của 9 bị can trong vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kê biên tài sản của 9 bị can, trong đó có 8 bị can là nguyên Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành các gói thầu tại Dự án.
Hai cựu Phó Tổng Giám đốc VEC có vai trò chính trong sai phạm tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quãng Ngãi
Kết quả điều tra xác định hai bị can Nguyễn Mạnh Hùng và Lê Quang Hào (đều là cựu Phó Tổng Giám đốc VEC) có vai trò chính trong vụ án này, vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ chối soi chiếu an ninh với hành khách chưa khai báo y tế điện tử
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không phối hợp với các cảng vụ hàng không hỗ trợ và hướng dẫn hành khách có nhu cầu khai báo y tế điện tử.
Chính phủ đồng ý xây dựng dự thảo Nghị định quy định việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2021
Trước đó, tại Tờ trình gửi Thủ tướng ngày 22/1, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ phê duyệt chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Sản phẩm mang nhãn hiệu MQ Skin có dấu hiệu “lừa dối” người tiêu dùng!
Thời gian qua bạn đọc liên tục phản ánh thông tin về dấu hiệu sai phạm về mỹ phẩm nhãn hiệu MQ Skin đang bán tràn lan trên thị trường.
Khởi tố và bắt tạm giam nguyên Chánh thanh tra Sở Tài chính TP. HCM cùng 03 quan chức khác
Bà Lê Thị Thanh Tuyền - nguyên Chánh thanh tra Sở Tài chính TP. HCM) cùng 02 giám đốc khác bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam...
Tư vấn trưởng Takao Inami gây thiệt hại hơn 567 tỉ đồng tại Dự án cao tốc Đà Nẵng- Quãng Ngãi
Ông Takao Inami là Tư vấn trưởng, đồng thời là Giám đốc Văn phòng giám sát .
Thanh Hóa: Bắt cựu Chủ tịch thị trấn Ngọc Lặc lập hồ sơ khống về đất đai
Cựu Chủ tịch UBND thị trấn Ngọc Lặc cùng thuộc cấp đã bị bắt để điều tra làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập hồ sơ khống về đất đai.