Khoa học Công nghệ là động lực trong chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp
- 207
- Sự kiện
- 13:44 20/05/2022
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về kiến thức và thực tiễn đáp ứng yêu cầu của ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn…
Chủ trì hội thảo “Định hướng phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030” diễn ra đầu tuần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: "Khoa học công nghệ không những giải quyết được vấn đề quỹ đất mà còn đa dạng hóa nguồn thu từ rừng như bán tín chỉ carbon, phí chi trả dịch vụ môi trường rừng..."
Dư địa cho tăng trưởng Lâm nghiệp còn rất ít
Đánh giá thực trạng các hoạt động khoa học công nghệ ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2017-2021, ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết, trong những năm qua, ngành Lâm nghiệp đã có sự phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ có tốc độ tăng trưởng nhanh và đã được khẳng định là ngành kinh tế- kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.
Giá trị xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2021 đạt 15,87 tỷ USD, xuất siêu trên 13 tỷ USD. Sức tăng trưởng này thể hiện rõ, dư địa cho ngành gỗ rất lớn. Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có thương hiệu, có uy tín trên thế giới.
"Hiện ngành lâm nghiệp tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng thông qua việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá tài nguyên rừng; ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ thông tin trong quản lý ngành lâm nghiệp. Tiến tới đến năm 2030, 100% chủ rừng là tổ chức có đủ năng lực theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng dựa trên khoa học công nghệ".
Theo ông Bảo, bên cạnh các mục tiêu kinh tế, ngành lâm nghiệp còn chú trọng nhiệm vụ phát triển rừng. Cụ thể: Trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng các loài cây bản địa, quý hiếm bình quân 4.000 - 6.000 ha/năm; phục hồi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trung bình 15.000 ha/năm; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 500.000ha vào năm 2025.
Để hoàn thành những mục tiêu này, ông Trần Quang Bảo nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ. Thông qua kết quả các nghiên cứu thời gian qua, ngành Lâm nghiệp đã công nhận 229 giống, trong đó: 95 giống của 6 loài keo; 85 giống của 5 loài bạch đàn; 33 giống của 4 loài tràm; 4 giống thông Caribeae; 10 giống thanh thất, chiêu liêu; và 2 giống phi lao. Riêng giai đoạn 2010 - 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận tổng cộng 102 giống mới.
Là doanh nghiệp luôn chú trọng ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ông Vũ Văn Hường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor), cho biết, Vinafor đã lên kế hoạch khởi công trung tâm nuôi cấy mô tại Hòa Bình vào cuối năm 2022, với công suất dự kiến 23 triệu cây/năm.
Vinafor hiện có 11 đơn vị thành viên tham gia sản xuất, cung ứng cây giống chất lượng cao, mỗi năm cung cấp trên 20 triệu cây mô và trên 10 triệu cây hom; cung cấp cho thị trường hơn 20 dòng vô tính bạch đàn, keo lai, keo lá tràm với chất lượng di truyền được cải thiện qua từng năm.

Đồng thời, nhà trường đang đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - đào tạo - sản xuất.
“Mục tiêu của Đại học Lâm nghiệp là tăng số lượng đề tài, dự án, công trình, dịch vụ khoa học công nghệ thêm ít nhất 10%/năm, đóng góp tích cực cho công tác đào tạo và bổ sung nguồn thu cho tiến trình tự chủ của nhà trường. Đến năm 2025, trường phấn đấu đạt tỷ lệ ứng dụng các nhiệm vụ khoa học công nghệ vào thực tiễn trên 90%”, GS.TS Trần Văn Chứ nhấn mạnh.
Chủ trì hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, ngành lâm nghiệp đang nhận sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, địa phương. Hiện hệ thống văn bản chính sách, quy phạm pháp luật cho ngành lâm nghiệp khá toàn diện. Bên cạnh đó, ngành đang triển khai nhiều đề án quan trọng như chế biến lâm sản, trồng 1 tỷ cây xanh, trồng rừng ven biển...
"Không thể một lúc mà chúng ta có thể thay cây bản địa bằng rừng gỗ lớn, dù hiệu quả kinh tế vượt trội. Rất nhiều vấn đề liên quan như giống, thâm canh vùng nguyên liệu, công tác chế biến, tổ chức sản xuất. Vì thế, tất cả đều cần tổ chức một cách bài bản, căn cơ, kể cả phương thức kết nối với doanh nghiệp".
Ngành lâm nghiệp chủ trương duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức 42%, nhưng quỹ đất phát triển cho ngành hiện không còn nhiều. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tiến dần đến việc chủ động nguyên liệu chế biến, nâng cao hơn nữa chất lượng gỗ từ rừng trồng.
"Đây là thời điểm thích hợp để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm tạo động lực cho ngành lâm nghiệp nói riêng, và cả hệ thống kinh tế - xã hội nói chung. Khoa học công nghệ không những giải quyết được vấn đề quỹ đất mà còn đa dạng hóa nguồn thu từ rừng như bán tín chỉ carbon, phí chi trả dịch vụ môi trường rừng.. ”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Khác với những lĩnh vực khác của nông nghiệp, lâm nghiệp cần thời gian dài để kiểm nghiệm kết quả. Ví dụ như cây keo, một loài cây lâm nghiệp mọc nhanh, cũng cần từ 5 - 7 năm mới cho thu hoạch, lâu gấp chục lần so với việc trồng lúa, hoa màu, và cũng gấp đôi so với trồng cây ăn quả.
Định hướng cho khoa học công nghệ, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định ứng dụng khoa học công nghệ trước mắt vẫn nên tập trung vào khâu giống, vì đây là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của cây rừng. Ứng dụng khoa học công nghệ sâu rộng cần đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với đó, quy trình tổ chức sản xuất cần lắng nghe theo tín hiệu thị trường.
Theo VnEConomy
Bài liên quan
Đọc thêm Sự kiện
Ngày hội Gia đình Việt Nam 2022 với chủ đề “Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc” được tổ chức ở Bình Dương
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình 2022, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, trong các ngày từ 25-26/6, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) sẽ diễn ra chuỗi sự kiện Ngày hội Gia đình hạnh phúc với chủ đề “Gia đình bình an – xã hội hạnh”.
UBND tỉnh Cà Mau - trường Đại học Y Dược Cần Thơ: Thiết lập hợp tác toàn diện
Chiều 23/6, UBND tỉnh Cà Mau và trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng và nhu cầu của 2 bên.
Công an thành phố Hải Phòng nhất toàn đoàn tại vòng loại Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II - Cụm thi số II
Trong 2 ngày 23 và 24 tháng 6, tại nhà nhà thi đấu Cánh Diều thuộc quận Dương Kinh, Hải Phòng diễn ra vòng loại Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II - Cụm thi số II. Đây là việc thực hiện Kế hoạch số 418/KH-BCA-C07 của Bộ Công an về việc tổ chức Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II; ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an. Tham gia vòng loại gồm 8 đội tuyển thuộc công an của 8 tỉnh phía Bắc. Công an thành phố Hải Phòng là đơn vị đăng cai tổ chức và cũng là đơn vị nhất toàn đoàn
Khai mạc Triển lãm tem bưu chính Quốc gia Vietstampex 2020 tại Hà Nội
Sáng 24-6, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Tem Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Triển lãm tem bưu chính Quốc gia (Vietstampex 2020) và phát hành bộ tem “Biển, đảo Việt Nam (bộ 3): Chim biển, đảo” theo nghi thức đặc biệt.
Lễ ký kết giữa trường THPT Phạm Ngũ Lão và Uỷ ban hỗ trợ Kinh tế Hàn-Việt (KVECC)
Năm 2022 đánh dấu mốc son vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong mối quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc. Đây là dịp để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp 2 nước, 2 đơn vị cùng với trường THCS và THPT Phạm Ngũ Lão trở thành đối tác hiểu biết lẫn nhau, tiếp tục duy trì phát triển truyền thống tốt đẹp của hai dân tộc.
Bến Tre: Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
Ngày 30/6/2022, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (01/7/1822 - 01/7/2022); 30 năm Ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre (01/7/1992 - 01/7/2022) tại Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Phú Thọ: Đẩy mạnh mọi biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng mùa nắng nóng
Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngành kiểm lâm Phú Thọ đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương, chủ động triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa Hè năm 2022 sẽ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao, độ ẩm trong ngày tương đối thấp, nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Lâm Thao (Phú Thọ): Phát huy quyền làm chủ của người dân trong giám sát đầu tư cộng đồng
Thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, nâng cao chất lượng công trình có vốn đầu tư của Nhà nước trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, hoạt động của các Ban giám sát đầu tư cộng đồng trên địa bàn huyện Lâm Thao đã phát huy tối quyền làm chủ của người dân trên mọi lĩnh vực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
Tại cuộc tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng (Hà Nội) để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV, được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở quận Ba Đình và kết nối trực tuyến đến 55 điểm cầu, sáng 23/6, Tổng Bí thư nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng chống tham nhũng. Tổng Bí thư cho rằng, cần chính sách để anh không thể, không dám, không cần, không muốn tham nhũng.
Sự kiện kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại tỉnh Bình Định
Theo Bộ Công Thương, từ ngày 24 - 25/6/2022, UBND tỉnh Bình Định sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức chuỗi sự kiện kết nối cung cầu hàng Việt Nam cho các doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh miền Trung.