Bài liên quan |
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trang trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương |
Bình Dương xây dựng quy chuẩn trình độ cán bộ khi sắp xếp bộ máy chính quyền |
Ngày 9/4, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) chính thức khánh thành nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp VSIP III, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Với tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ USD, đây là nhà máy thứ sáu toàn cầu và là cơ sở sản xuất thứ hai của LEGO tại khu vực châu Á, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược mở rộng của tập đoàn.
![]() |
Khánh thành nhà máy Lego 1,3 tỷ USD tại Bình Dương |
Việc chọn Bình Dương – một trong những địa phương có hạ tầng công nghiệp phát triển năng động nhất Việt Nam – thể hiện tầm nhìn chiến lược của LEGO trong việc tiếp cận thị trường châu Á một cách nhanh chóng và bền vững. Nhà máy dự kiến tuyển dụng khoảng 4.000 lao động, đồng thời vận hành hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo thông qua hệ thống pin mặt trời lắp đặt ngay trong khuôn viên – phù hợp với định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn và xanh hóa sản xuất mà Việt Nam đang theo đuổi.
Tổng Giám đốc điều hành LEGO, ông Niels B. Christiansen, nhấn mạnh việc đưa nhà máy tại Việt Nam vào vận hành không chỉ mở rộng năng lực cung ứng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà còn thể hiện cam kết lâu dài của tập đoàn đối với sự phát triển bền vững toàn cầu.
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính khẳng định, dự án LEGO là hình mẫu lý tưởng cho làn sóng FDI thế hệ mới: ưu tiên công nghệ cao, sạch và thân thiện với môi trường. Đồng thời, sự có mặt của LEGO tiếp tục củng cố vị thế của Bình Dương như một điểm đến đầu tư chiến lược với hạ tầng giao thông đồng bộ, môi trường kinh doanh thuận lợi và tầm nhìn dài hạn trong thu hút đầu tư.
Không chỉ đầu tư vào sản xuất, LEGO còn đặt trọng tâm vào phát triển con người. Hơn 100 chuyên gia quốc tế đã có mặt tại Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật và quản lý cho nhà máy. Bên cạnh đó, LEGO cũng tích cực đóng góp cho cộng đồng với chương trình giáo dục "đem niềm vui LEGO" đến cho hơn 60.000 trẻ em Việt Nam từ nay đến cuối năm 2025 – một minh chứng cho triết lý phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường.