IPO sẽ không bại trận tại Đông Nam Á

09:32 26/05/2021

Mặc dù các kỳ lân Đông Nam Á đang hưởng ứng làn sóng niêm yết thông qua SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) nhưng điều này không có nghĩa là hồi chuông báo tử cho các đợt IPO truyền thống.

Giấc mơ niêm yết công khai của những “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu Đông Nam Á có thể sớm trở thành hiện thực. Thay vì phát hành lần đầu ra mắt công chúng, đã có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn dưới hình thức của SPAC, chẳng hạn như Grab, Traveloka, Tokopedia và PropertyGuru. Vai trò và sự quan tâm đối với SPAC là không thể phủ nhận, chỉ riêng trong năm 2020 đã có khoảng 200 SPAC được công khai và huy động khoảng 64 tỷ đô la Mỹ tài trợ. Đây được coi là một giải pháp thay thế khả thi cho IPO đến mức WeWork cũng cân nhắc niêm yết cổ phiếu thông qua sát nhập SPAC sau khi hủy bỏ kế hoạch IPO năm 2019. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để chắc chắn rằng các SPAC sẽ có thể chạy đường dài ở Đông Nam Á. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Vốn là khu vực ưa thích IPO truyền thống, Đông Nam Á đang tiến hành xem xét thận trọng làn sóng niêm yết mới, trong đó sở Giao dịch Singapore gần đây đã đề xuất quy định chặt chẽ hơn đối với niêm yết SPAC. Cho dù một công ty chọn IPO hay SPAC, trước tiên đều cần hiểu rõ mục tiêu để xác định đâu là phương tiện tốt nhất ra mắt công chúng. Các đợt IPO đã tạo nên một phần lịch sử phát hành cổ phiếu phong phú và lâu đời của Đông Nam Á. Đó là một trong số những lý do IPO không dễ dàng biến mất tại đây. Chỉ trong năm ngoái đã có hơn 100 đợt IPO được thực hiện trong khu vực, huy động gần 50 tỷ đô la và đóng góp mức vốn hóa khu vực gần 30 tỷ đô la Mỹ. Trái ngược với nhiều suy đoán sẽ suy giảm trong thời kỳ đại dịch, nhiều công ty vẫn lựa chọn tin tưởng phương pháp niêm yết truyền thống bất chấp thách thức kinh tế do Covid-19 gây ra.

Trên thực thế, thị trường IPO tại Đông Nam Á đã có dấu hiệu khởi sắc trong ba năm qua, các hoạt động lớn và quan trọng nhất thường ở các thị trường trọng tâm như Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Ngoài ra, các đợt IPO hầu hết được tiến hành bởi các công ty lớn như Central Retail Group và Kerry Express ở Thái Lan hoặc các công ty đa quốc gia tại Singapore. Đối với các công ty công nghệ, đặc biệt là startup đang trong giai đoạn mở rộng quy mô, IPO vẫn là một trong những thách thức chính đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ điều kiện trước khi niêm yết cổ phiếu.

Để "sẵn sàng IPO", các công ty phải hoàn thành các thủ tục giấy tờ pháp lý và kế toán để tuân thủ quy định, đồng thời đảm bảo công ty tiếp tục tăng tốc đạt được các mục tiêu hoạt động. Điều này là do một công ty “xứng đáng với IPO” đồng nghĩa với phải có quy mô kinh doanh, sự trưởng thành về tổ chức và bộ máy sẵn sàng tạo ra sự tăng trưởng vĩnh viễn mà thị trường đại chúng mong đợi ở một công ty niêm yết.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Về phần SPAC, xu hướng này được dẫn dắt chủ yếu bởi lĩnh vực công nghệ. Sát nhập và niêm yết thông qua công ty mua lại với mục đích đặc biệt giúp doanh nghiệp không cần thông qua thị trường Hoa Kỳ như IPO. Bên cạnh đó SPAC cung cấp tốc độ, tính linh hoạt, khả năng kiểm soát định giá tốt hơn so với IPO truyền thống. Nhưng sau tất cả, SPAC không phải lựa chọn luôn luôn toàn vẹn ngay cả đối với các công ty công nghệ trẻ bởi các nhà đầu tư SPAC phải gánh chịu rủi ro lớn. SPAC phụ thuộc phần lớn vào khả năng của các nhà tài trợ nên việc xác định ứng viên thực sự phù hợp hay không là điểm mấu chốt giảm thiểu tính mạo hiểm.

Bất chấp sự quan tâm ngày càng tăng của các công ty tại Đông Nam Á đối với SPAC, IPO sẽ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động niêm yết của khu vực. Gần đây đã có nhiều đợt IPO trong lĩnh vực dữ liệu, trí tuệ máy móc và phần mềm doanh nghiệp. Ví dụ, một nghiên cứu về các công ty niêm yết tại thị trường Hoa Kỳ (IPO) các lĩnh vực nêu trên trong 5 năm qua đã liên tục đạt các chỉ số vượt trội như S&P, DJIA và Nasdaq từ 4x - 5x. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho các công ty trong khu vực, vì thị trường Mỹ thường là tiền đề cho cách thị trường khu vực sẽ phản ứng. Hoạt động mạnh mẽ của Hoa Kỳ không chỉ xác nhận cơ hội trên các thị trường khu vực mà còn cho phép các đối tượng so sánh để tiến hành định giá dựa trên cơ sở. Vài năm sau khi niêm yết thành công và bão hòa thị trường Mỹ, các doanh nghiệp này sẽ hướng ra châu Á để mở rộng và tăng trưởng doanh thu.

SPAC sẽ tiếp tục là một lựa chọn có tính khả thi cao cho các công ty ở Đông Nam Á. Vẫn còn quá sớm để chứng minh IPO sẽ bị thay thế hoàn toàn, thay vào đó, phần còn lại của khu vực có thể mong đợi sự nổi lên của SPAC như một giải pháp thay thế.

TL