Hơn 55.000 tấn gạo của Việt Nam được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2022
- 192
- Nhịp cầu giao thương
- 17:42 23/02/2022
DNHN - Tổng Công ty Thương mại nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT) vừa thông báo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022. Theo đó, 55.112 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.
Vụ thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, đầu thầu tháng 02/2022, Hàn Quốc thông báo mở thầu mua 27.791 tấn gạo từ Việt Nam gồm cả gạo lứt hạt dài và gạo tẻ hạt dài. Cụ thể, Hàn Quốc mời thầu 9.000 tấn gạo lứt hạt dài đến cảng Icheon, 9.000 tấn cùng loại đến cảng Mokpo, 8.791 tấn đến cảng Ulsan và 1.000 tấn đến cảng Busan. Dự kiến, thời gian mở thầu sẽ diễn ra vào ngày 28/2 tới.

Kể từ năm 2020, hàng năm Hàn Quốc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% cho khối lượng hạn ngạch 408.700 tấn gạo nhập khẩu. Thuế suất áp dụng cho khối lượng gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 513%. Trong khối lượng hạn ngạch 408.700 tấn, Hàn Quốc cam kết phân bổ 388.700 tấn theo cơ chế hạn ngạch quốc gia CSQ (Country-Specific Quota) cho 5 nước gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam, Thái Lan và Úc. Cụ thể, Việt Nam được nhận mức hạn ngạch 55.112 tấn, Trung Quốc 157.195 tấn, Hoa Kỳ 132.304 tấn, Thái Lan 28.494 tấn, Úc 15.595 tấn.
Khối lượng 20.000 tấn gạo nhập khẩu còn lại được áp dụng theo hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi. Trong nửa đầu năm 2022, các đợt đấu thầu dự kiến sẽ được thông báo vào tháng 01, tháng 02, tháng 4 và tháng 6 (tổng cộng bốn lần). Nửa cuối năm 2022, hai hoặc ba đợt đấu thầu dự kiến sẽ được tổ chức thêm tùy thuộc vào tình hình trong nước. Trong đợt đấu thầu vào tháng 01/2022, Hàn Quốc không triển khai nhập khẩu gạo có xuất xứ từ Việt Nam.
Các doanh nghiệp có nhu cầu đấu thầu cần nộp đăng ký trước 15 giờ ngày 25/2 (theo giờ Hàn Quốc) dưới hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống đầu thầu điện tử của Tổng Công ty Thương mại nông thuỷ sản và lương thực Hàn Quốc (www.atbid.co.kr). Doanh nghiệp cũng cần phải gửi hàng mẫu 5 túi, mỗi túi 2 kg gạo trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới công ty này.
PV (t.h)
Bài liên quan
#thị trường Hàn Quốc

Hàn Quốc tăng thị phần nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường Việt Nam
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc tăng từ 73,6% trong 8 tháng đầu năm 2020, lên 90,88% trong 8 tháng đầu năm 2021.

Kỳ vọng gia tăng xuất khẩu bạch tuộc sang thị trường Hàn Quốc
Năm 2021, Hàn Quốc đều tăng mạnh nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh từ 2 nguồn cung là Việt Nam và Trung Quốc, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh hơn nhập khẩu từ Việt Nam.

Sắn Việt Nam chiếm thị phần lớn áp đảo tại thị trường Hàn Quốc
Sắn Việt Nam đang chiếm thị phần áp đảo trong tổng trị giá nhập khẩu sắn của Hàn Quốc (chiếm 79,1%), tăng mạnh so với mức 63,8% trong 11 tháng năm 2020.
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong ACFTA giai đoạn 2022 – 2027 vào khoảng 85,4% số dòng thuế
Thuế suất ACFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Thương mại hàng hoá giữa ASEAN và Trung Quốc, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Xuất khẩu sang Úc thành công, vải thiều Việt Nam được bán 600.000đ/kg
Tại thành phố Melbourne vải thiều Việt Nam hiện đang được bán với giá 32 - 35 AUD/kg (khoảng 500.000 - 600.000 đồng/kg).
Đồng Tháp: Trao đổi cơ hội hợp tác với Tập đoàn Something (Nhật Bản)
Sau chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác tỉnh Đồng Tháp tại Tập đoàn Something (Nhật Bản) vào tháng 6, chiều ngày 01/7, ông Sato KouiChiro - Giám đốc kinh doanh khối nước ngoài, kiêm thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Something và các thành viên của Tập đoàn đã sang gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu, trao đổi cơ hội hợp tác trong thời gian tới.
Tuần giao thương trực tuyến các doanh nghiệp ngành Công nghiệp cơ bản Hàn Quốc - PPURI Industry và Việt Nam
Từ ngày 04/07 đến 08/7/2022 Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc - KOTRA Hà Nội sẽ tổ chức Tuần Giao thương Trực tuyến giữa các Doanh nghiệp Sản xuất Công nghiệp Cơ bản của Hàn Quốc (PPURI Industry) với các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu Việt Nam.
Thái tử kế vị và Công nương Đan Mạch dẫn đầu đoàn doanh nghiệp sẽ thăm chính thức Việt Nam vào đầu tháng 11 tới
Thông tin từ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam vừa cho biết, trong chuyến thăm này, Thái tử kế vị và Công nương cùng phái đoàn doanh nghiệp Đan Mạch sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp, cũng như tham dự các hội thảo về chuyển đổi xanh và thăm các dự án năng lượng.
6 tháng, hơn 14 tỷ USD vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/6/2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 11%
Trong 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân phần lớn các chủng loại cao su sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1.860 USD/tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Khai mạc Tuần lễ hàng và ẩm thực Việt Nam tại Anh
Tuần lễ hàng và ẩm thực Việt Nam tại Anh nhằm quảng bá tới người tiêu dùng và các nhà bán lẻ tại Anh các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao đang được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Anh (UKVFTA).
Nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt tại châu Mỹ
Mặc dù đã có những bước phát triển tích cực trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Mỹ, tuy nhiên, theo Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang đối diện nhiều thách thức dẫn đến còn hạn chế trong việc khai thác dư địa của khu vực châu Mỹ rộng lớn.
Chuyên gia dự báo xuất khẩu thủy sản giảm ở thị trường Mỹ dịp cuối năm
Tại Diễn đàn CEO “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản - Góc nhìn người trong cuộc” vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiện nguyên liệu thủy sản từ các nước đang tăng mạnh, có thể sẽ khiến giá nhập khẩu tại Mỹ giảm xuống, đồng thời cũng có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp.