Thứ tư 02/07/2025 08:22
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội

20/09/2021 10:09
Việc sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ giúp khắc phục được tình trạng làm giả, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, xã hội, góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Thủ đoạn gian lận hóa đơn bất hợp pháp ngày càng tinh vi

Hiện nay, tình trạng mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trở nên báo động khi mà nhiều đường dây mua bán trái phép hóa đơn lên tới hàng nghìn tỷ đồng đã bị các lực lượng chức năng triệt phá.

Theo các chuyên gia, hành vi gian lận hóa đơn ngày càng phức tạp, nhiều doanh nghiệp thành lập chỉ để bán hoá đơn, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng, hạch toán chi phí… gây thất thu rất lớn cho ngân sách, tạo sự bất bình đẳng và bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.

Theo số liệu của Tổng cục Thuế, trong các năm qua, cơ quan thuế đã tổng hợp các hành vi vi phạm mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và củng cố hồ sơ chuyển cho cơ quan công an hàng trăm trường hợp có dấu hiệu vi phạm. Trong đó, riêng năm 2020 có 162 trường hợp có dấu hiệu vi phạm mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, với số lượng và giá trị rất lớn đã được cơ quan Thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan công an điều tra.

Năm 2021, tuy tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp có giảm, nhưng mức độ vi phạm ngày càng phức tạp và tinh vi. Vụ việc điển hình là trường hợp 14 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do 8 đối tượng thành lập để bán hóa đơn giá trị gia tăng thu lợi bất chính.

Được biết, 14 công ty “ma” trong đường dây mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng này đã phát hành hơn 15 nghìn số hóa đơn cho khoảng 1 nghìn doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành khác trên địa bàn cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…với tổng số tiền giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng...

Chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn

Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, được kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 01/07/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện hóa đơn điện tử (trừ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP). Quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội.

Thực tế cho thấy, việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không gian lưu trữ hóa đơn,…); Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế; Khắc phục rủi ro làm mất, hỏng, cháy khi sử dụng hóa đơn giấy do hệ thống lưu trữ hóa đơn điện tử được sao lưu thường xuyên...

Việc sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể, sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua. Bên cạnh đó, với việc hệ thống của cơ quan thuế ngừng ngay không cho các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích được xuất hóa đơn thì sẽ hạn chế được tình trạng người mua sử dụng phải hóa đơn bất hợp pháp của các doanh nghiệp này.

Đối với cơ quan thuế và cơ quan quản lý của nhà nước, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn. Trong đó, cơ quan thuế và các cơ quan quản lý không tốn nhiều chi phí, thời gian đối chiếu hóa đơn như hiện nay. Từ đó, góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế...

Đối với xã hội, việc sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên) và tình trạng làm giả hóa đơn, qua đó góp phần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, hóa đơn điện tử cũng góp phần giúp việc triển khai thương mại điện tử được hoàn thiện hơn từ đặt hàng trên mạng, giao hóa đơn điện tử qua mạng, thanh toán qua mạng. Việc sử dụng hóa đơn điện tử giảm tối đa việc sử dụng giấy in góp phần bảo vệ môi trường...

Để hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Tổng cục Thuế lập kế hoạch triển khai thực hiện hóa đơn điện tử theo 2 giai đoạn; ban hành các quyết định về việc triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh và Bình Định.

Ngay sau khi Thông tư số 78/2021/TT-BTC được ban hành, Tổng cục Thuế đã yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố tập trung rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hoá đơn điện tử theo quy định.

Trên cơ sở thống kê đó, cơ quan Thuế gửi thông báo cụ thể về kế hoạch triển khai áp dụng hoá đơn điện tử; đồng thời, yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về cơ sở hạ tầng và giải pháp công nghệ thông tin để thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Song song với đó, Tổng cục Thuế cũng đã tiến hành rà soát và thông báo đến các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trên địa bàn về việc triển khai hóa đơn điện tử để các tổ chức chuẩn bị các giải pháp và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho khách hàng theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC...

Tin bài khác
Giá heo hơi hôm nay 2/7/2025: Giá heo hơi đồng loạt giảm trên cả nước, dao động từ 66.000 – 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 2/7/2025: Giá heo hơi đồng loạt giảm trên cả nước, dao động từ 66.000 – 71.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 2/7, thị trường heo hơi ghi nhận xu hướng giảm giá tại cả ba miền. Sau điều chỉnh, mức giao dịch heo hơi trên toàn quốc hiện trong khoảng 66.000 – 71.000 đồng/kg, với Cà Mau tiếp tục giữ mức cao nhất.
Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Giá dầu nhích nhẹ, giới đầu tư chờ động thái từ OPEC+ và Mỹ

Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Giá dầu nhích nhẹ, giới đầu tư chờ động thái từ OPEC+ và Mỹ

Giá xăng dầu hôm nay 2/7/2025, giá xăng E5 Ron 92 ở mức 20.530 đồng/lít; xăng Ron 95 ở mức 21.116 đồng/lít. Tại thị trường thế giới, giá dầu tăng nhẹ khi thị trường chờ đợi quyết sách từ OPEC+ và lo ngại rủi ro thuế quan Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 2/7: Gá tiêu trong nước tiếp đà tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 2/7: Gá tiêu trong nước tiếp đà tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 2/7/2025 ghi nhận nguồn cung hạn hẹp, nhu cầu tăng trở lại giúp thị trường hồ tiêu có cơ hội bứt phá vào cuối năm.
Giá lúa gạo hôm nay 2/7/2025: Giá lúa gạo tăng giảm trái chiều, giao dịch cầm chừng

Giá lúa gạo hôm nay 2/7/2025: Giá lúa gạo tăng giảm trái chiều, giao dịch cầm chừng

Giá lúa gạo hôm nay 2/7, đảo chiều tăng 200 - 400 đồng/kg với mặt hàng lúa, trong khi giá gạo giảm nhẹ. Giao dịch nội địa trầm lắng do nguồn gạo về ít và sức mua chậm. Một số loại lúa như OM 18, OM 5451 tăng mạnh 200 – 400 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ ổn định, tiếp tục duy trì sức cạnh tranh tại các thị trường chủ lực, đặc biệt là Nhật Bản.
Giá sầu riêng hôm nay 2/7: Cao điểm thu hoạch, giá vẫn thấp kỷ lục

Giá sầu riêng hôm nay 2/7: Cao điểm thu hoạch, giá vẫn thấp kỷ lục

Giá sầu riêng hôm nay 2/7, thị trường không có sự bứt phá về giá, sầu riêng Ri6 A vẫn dao động quanh mức 42.000 - 48.000 đồng/kg, sầu riêng Thái A có giá cao nhất là 85.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 2/7/2025: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay 2/7/2025: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay 2/7, tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục nhích nhẹ thêm 100 - 200 đồng/kg, giao dịch phổ biến từ 94.300 - 94.700 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường thế giới ghi nhận diễn biến trái chiều khi robusta tăng hơn 1% trên sàn London, còn arabica tiếp đà giảm mạnh gần 3% do tiến độ thu hoạch nhanh tại Brazil và triển vọng nguồn cung toàn cầu dồi dào.
Tỷ giá USD hôm nay 2/7/2025: So với các đồng tiền chủ chốt, đồng USD thu hẹp đà giảm

Tỷ giá USD hôm nay 2/7/2025: So với các đồng tiền chủ chốt, đồng USD thu hẹp đà giảm

Sáng 2/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và USD tăng 6 đồng, hiện ở mức 25.058 đồng.
Dự báo giá vàng 2/7: Vàng trong nước và thế giới có xu hướng tăng "vùn vụt"

Dự báo giá vàng 2/7: Vàng trong nước và thế giới có xu hướng tăng "vùn vụt"

Dự báo giá vàng ngày 2/7/2025 dự kiến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có xu hướng tăng.
Dự báo giá cà phê 2/7: Giá cà phê trong nước và thế giới tiếp tục xu hướng tăng

Dự báo giá cà phê 2/7: Giá cà phê trong nước và thế giới tiếp tục xu hướng tăng

Dự báo giá cà phê 2/7/2025 dự kiến tăng 100 - 200 đồng/kg, dao động 94.300 - 94.700 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.
Dự báo giá tiêu 2/7: Giá tiêu trong nước liên tiếp tăng cao

Dự báo giá tiêu 2/7: Giá tiêu trong nước liên tiếp tăng cao

Dự báo giá tiêu 2/7/2025 dự kiến tăng 2.000 - 4.000 đồng/kg, dao động 138.000 - 142.000 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.
Động lực nào khiến giá vàng tăng mạnh, vượt mốc 120 triệu đồng/lượng?

Động lực nào khiến giá vàng tăng mạnh, vượt mốc 120 triệu đồng/lượng?

Theo đà tăng của thế giới, giá vàng trong nước sáng nay (1/7) đã vượt mốc 120 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 1/7: Vàng nhẫn "bật" tăng lên mức gần 118 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 1/7: Vàng nhẫn "bật" tăng lên mức gần 118 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 1/7/2025 ghi nhận giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở trong nước đã bật tăng. Tương tự, giá vàng thế giới cũng tăng.
Giá cao su hôm nay 1/7/2025: Giá cao su trên sàn Tocom tăng giảm trái chiều, SHFE giảm đồng loạt

Giá cao su hôm nay 1/7/2025: Giá cao su trên sàn Tocom tăng giảm trái chiều, SHFE giảm đồng loạt

Giá cao su hôm nay 1/7, trên thị trường quốc tế, diễn biến trái chiều xuất hiện giữa các sàn giao dịch lớn, Tocom giằng co nhẹ, SHFE giảm đồng loạt, trong khi sàn Singapore ghi nhận xu hướng tăng.
Giá thép hôm nay 1/7: Thép và quặng sắt bật tăng, kỳ vọng Trung Quốc tung thêm hỗ trợ

Giá thép hôm nay 1/7: Thép và quặng sắt bật tăng, kỳ vọng Trung Quốc tung thêm hỗ trợ

Giá thép hôm nay 1/7 trong nước ổn định, dao động 13.350 - 13.580 đồng/kg; Tại thị trường quốc tế, giá thép và quặng sắt tăng trở lại nhờ nhu cầu ổn định, bất chấp áp lực từ bất động sản và sản xuất Trung Quốc.
Hôm nay (ngày 1/7), liên Bộ Tài chính – Công Thương điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu

Hôm nay (ngày 1/7), liên Bộ Tài chính – Công Thương điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu

Từ 0h00 ngày 1/7, liên Bộ Tài chính - Công Thương chính thức điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội chính thức có hiệu lực.