Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Việc áp dụng hóa đơn điện tử cho 31.000 hộ khoán lớn có doanh thu ước tính từ 1 tỷ đồng/năm giúp minh bạch doanh thu, tránh thất thu thuế và không áp dụng với hộ nhỏ lẻ, vùng sâu vùng xa.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ) có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 đã khiến nhiều tiểu thương có tâm lý hoang mang. Theo các chuyên gia, chính sách thuế không sai, vấn đề nằm ở cách truyền thông và tiếp cận còn thiếu phân tầng, thiếu “may đo” cho từng nhóm kinh doanh.
Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, để hộ kinh doanh thực sự bước ra ánh sáng, nhà nước cần vừa công bằng trong quản lý, vừa linh hoạt trong thực thi…
Trước làn sóng chuyển đổi số và yêu cầu pháp lý ngày càng siết chặt, hàng triệu hộ kinh doanh, vốn là trụ cột âm thầm nhưng bền bỉ của nền kinh tế đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Từ bài toán hóa đơn điện tử đến áp lực cạnh tranh không lành mạnh với hàng giả, hàng nhái... Cộng đồng này đang rất cần những chính sách “may đo” thay vì khuôn mẫu áp đặt.
Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Văn Phụng – Nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế tại tọa đàm “Hộ kinh doanh trước vấn nạn hàng giả và tuân thủ thuế” diễn ra sáng 22/6.
TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.