Thứ bảy 19/07/2025 11:09
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hòa Bình: Lễ hội Khai hạ mang đậm bản sắc văn hóa vùng Mường

30/01/2023 09:37
Ngày mùng 8 tháng Giêng năm Qúy Mão (tức 29 tháng 01/2023), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã diễn ra “Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình - 2023” (tiền thân là Lễ Khai hạ Mường Bi).
Ảnh minh họa
Nét văn hóa Mường Bi mang đậm bản sắc văn hóa người Mường Hòa Bình

Dự Lễ hội có ông Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội; ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình…

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã có từ lâu đời, được phục dựng năm 2002 và được duy trì tổ chức thường xuyên cho đến nay. Mường Bi là một trong bốn Mường lớn nhất tỉnh Hòa Bình. Đây là vùng đất cổ có nhiều trầm tích và những lễ hội văn hóa tâm linh, đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đánh trống khai hội
Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đánh trống khai hội.

Đặc biệt là Lễ hội Khai hạ Mường Bi. Một lễ hội đã tồn tại từ bao đời nay và đã trở thành hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người Mường Bi. Lễ hội Khai hạ Mường Bi (nay là Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình) là nét văn hóa, mang giá trị nhân văn sâu sắc của người Hòa Bình nói chung, huyện Tân Lạc nói riêng. Lễ hội Khai hạ năm nay được tổ chức quy mô cấp tỉnh và đổi tên từ Lễ Khai hạ Mường Bi thành “Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”.

Sau 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, nên Lễ hội năm nay được đầu tư công phu, quy mô và chất lượng hơn. Lễ hội đã thu hút được hàng chục nghìn lượt người từ các địa phương trong tỉnh và bà con dân tộc Mường từ các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Nam, Sơn La.

Đoàn rước Kiệu từ Miếu thờ Quốc Mẫu Hoàng Bà về Lễ hội
Đoàn rước Kiệu từ Miếu thờ Quốc Mẫu Hoàng Bà về Lễ hội.

Theo Ban tổ chức, Lễ hội gồm hai phần chính: Phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra tại Miếu thờ xóm Luỹ Ải, xã Phong Phú. Nơi đây thờ Quốc Mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, Ải Lý, Ải Lo… Đây là những vị thần linh đã có công chỉ dạy cho người dân Mường biết chăn nuôi gia súc gia cầm, khai mương mở nước, dẫn thủy nhập điền, cày bừa, cấy hái lúa, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải và có công giúp vua chống giặc ngoại xâm, mang lại bình yên cho nhân dân. Theo Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Khẩn, xóm Lũy Ải, Miếu thờ còn là nơi cúng cộng đồng: Đức vị vua Cả, vua quân Thái Hậu, vua hai Thành Hoàng Quan Lang bản thổ, 3 vị vua Non. Xưa kia, đồ tế lễ gồm rượu, xôi thì nhất thiết phải có 1 con hoãng đi săn được, nếu không có hoãng thì phải thay bằng 1 con bò.

Thầy mo cúng lễ  mời Quốc Mẫu Hoàng Bà dự, chứng kiến lễ hội
Thầy mo cúng lễ mời Quốc Mẫu Hoàng Bà dự, chứng kiến lễ hội.

Thầy mo thay mặt dân tòa Mường làm lễ khấn tạ ơn các vị thần hoàng, cầu cho năm mới mùa màng tươi tốt, bội thu, nhà nhà ấm no. Tiếp sau lễ cúng tại Miếu thờ là lễ rước kiệu thánh từ Miếu thờ ra nơi tổ chức hội. Tại đây Quốc Mẫu Hoàng Bà sẽ được chứng kiến lễ đi cày đầu xuân tại cánh đồng xóm Lũy. Sau đó đoàn rước kiệu lại rước Kiệu thánh trở lại Miếu Thờ. Lễ rước được tổ chức rất long trọng với cờ quạt, đồ nghi tượng, trống chiêng sắc bùa và ban nhạc lưu thủy cùng đông đảo các vị cao niên, các thầy tế và người dân trong vùng.

500 diễn viên, nghệ nhân chiêng Mường biểu diễn màn hòa tấu Chiêng Mường
500 diễn viên, nghệ nhân chiêng Mường biểu diễn màn hòa tấu Chiêng Mường.

Sau phần lễ là phần hội, diễn ra tại bãi trước Miếu thờ (nay là sân vận động xóm Lũy Ải). Tại đây sẽ diễn ra các trò chơi dân gian như bắn nỏ, kéo co, đánh mảng, ném còn. Cùng với đó là các hoạt động thể thao, văn nghệ như: bóng chuyền, hát đối, hát thường rang bộ mẹng, cồng chiêng, xéc bùa. Tại lễ hội, các xã tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, trang phục dân tộc, ẩm thực dân tộc.

Hàng nghìn người từ các nơi đổ về tham dự lễ hội Khai hạ
Hàng nghìn người từ các nơi đổ về tham dự lễ hội Khai hạ.

Lễ hội Khai hạ Mường Bi sau khi được phục dựng, phát triển đã gây được tiếng vang, có tầm ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội trong và ngoài tỉnh. Góp phần nâng cao nhận thức trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị truyền thống quê hương, nâng cao niềm tin, lòng tự hào dân tộc. Niềm vui, niềm tự hào lớn đến với người Mường tỉnh Hòa Bình trong ngày đầu xuân năm Qúy Mão: Di sản văn hóa Mo Mường, Tri thức dân gian Lịch Đoi (Lịch tre), Lễ hội Khai hạ đã được công nhận và ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (mùng 6, mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng).

Nguyễn Hồng

Bài liên quan
Tin bài khác
Vì sao dòng tiền đầu tư bất động sản tiếp tục “Nam tiến”?

Vì sao dòng tiền đầu tư bất động sản tiếp tục “Nam tiến”?

Dòng tiền đầu tư bất động sản đang dịch chuyển mạnh từ Bắc vào Nam. Vì miền Bắc giá neo cao, sức hút giảm, trong khi miền Nam bùng nổ dự án, giá hợp lý...
Thị trường nhà ở: Chênh lệch lớn giữa cung – cầu

Thị trường nhà ở: Chênh lệch lớn giữa cung – cầu

Savills dự báo triển vọng dài hạn thị trường nhà ở Việt Nam sẽ được củng cố nhờ các cải cách pháp lý, hạ tầng giao thông và xu hướng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh.
Những yếu tố nào khiến giá bất động sản khó giảm?

Những yếu tố nào khiến giá bất động sản khó giảm?

Thị trường bất động sản chứng kiến nguồn cung tăng mạnh nhưng giá liên tục thiết lập mặt bằng mới. Các chuyên gia chỉ ra nhiều nguyên nhân sâu xa khiến giá nhà khó giảm.
TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

Sự kết hợp giữa nền tảng sản xuất, chính sách linh hoạt và chất lượng sống cao giúp Hải Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư chiến lược.
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.