Thứ tư 27/11/2024 23:47
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hiệp định EVFTA: Môi trường lao động tốt là lợi thế cho doanh nghiệp

12/10/2020 00:00
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/8 vừa qua. Chúng ta đã bước lên tuyến đường cao tốc để tiến vào thị trường EU vốn được coi là cao cấp hàng đầu thế giới.

40% doanh nghiệp khó cải thiện điều kiện lao động

Hiệp định EVFTA đưa Việt Nam trở thành đối tác hàng đầu của EU trong ASEAN và là một trong những nước châu Á-Thái Bình Dương mà EU có quan hệ sâu rộng nhất. Đây được gọi là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bởi lẽ ngoài ưu đãi thuế quan và lợi ích kinh tế, hiệp định còn đưa ra mức cam kết rất cao về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường… Chính những điều kiện phi thương mại này tạo nên điểm khác biệt của EVFTA so với rất nhiều hiệp định mà Việt Nam đã ký kết.

Hiệp định EVFTA dành riêng Chương số 13 để đưa ra các cam kết về THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. Các bên khẳng định cam kết của mình để thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế theo hướng: góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Mục tiêu của phát triển bền vững sẽ được lồng ghép vào các mối quan hệ thương mại song phương, bao gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Những lợi ích của lao động và môi trường làm việc được chú trọng. Trong Hiệp định lần này, mỗi bên tái khẳng định cam kết của mình về việc thực hiện có hiệu quả luật pháp, quy định trong nước và các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO đã được Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu phê chuẩn.

55% doanh nghiệp khó đầu tư vào công nghệ mới

Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã phê chuẩn 7 trong số 8 Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO. Đồng thời, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 cũng đưa khung pháp lý tiệm cận hơn với các công ước cơ bản của ILO, cho thấy sự chủ động của Việt Nam để tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết từ trước khi gia nhập những hiệp định thế hệ mới như EVFTA.

Còn ở cấp doanh nghiệp, tư duy nhiều nơi đã thay đổi. Lợi nhuận không phải là ưu tiên duy nhất mà còn phải tạo ra một môi trường lao động an toàn, công bằng; đảm bảo điều kiện sức khỏe, tinh thần và trở thành niềm tự hào cho những người lao động được làm việc trong đó. Số sản phẩm làm ra trong ngày của người lao động được ghi lại, từng người sẽ biết được thu nhập của mình theo đơn giá đã được doanh nghiệp công khai. Còn trong các xưởng, nhiệt độ luôn thấp hơn ngoài trời 5 độ… và không vượt quá 29 độ nhờ hệ thống làm mát nằng hơi nước ... ghế băng cứng sẽ được thay thế bằng ghế có tựa lưng và điều chỉnh cao thấp cho phù hợp với từng người lao động… Đây là những cải thiện môi trường lao động mà doanh nghiệp đang thực hiện, nhằm giúp mỗi công nhân ở đây cảm thấy thoải mái hơn trong sản xuất.

Theo Giám đốc điều hành Công ty CP May Đáp Cầu, Bắc Ninh: Môi trường lao động tốt, đáp ứng tiêu chuẩn theo ILO là lợi thế cho doanh nghiệp trong nước trước cơ hội hợp tác với đối tác từ châu Âu.

Bà Paula Alberson - Giám đốc Chương trình Better Work Vietnam cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng những thay đổi này sẽ mang lại sự thịnh vượng hơn cho các nhà máy và cho người lao động. Đó là, việc làm tốt hơn, doanh nghiệp tốt hơn, cuộc sống tốt hơn. Việc tuân thủ những tiêu chuẩn lao động cơ bản này thực sự có thể cải thiện lợi nhuận và năng suất”.

59% doanh nghiệp khó đáp ứng yêu cầu nội địa hóa

Dù đã có sự thay đổi tư duy, song không thể phủ nhận vẫn còn thách thức rất lớn khi hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có hiểu biết đúng về Hiệp định EVFTA. Hơn nữa, khả năng thay đổi để thích hợp với hiệp định chưa cao. Có tới 40% doanh nghiệp khó cải thiện điều kiện lao động; 55% doanh nghiệp khó đầu tư vào công nghệ mới; 59% doanh nghiệp khó đáp ứng yêu cầu nội địa hóa. Tuy nhiên, sức ép mà EVFTA mang lại là sức ép cần thiết và theo lộ trình phù hợp.

Theo ông Pier Giorgio Aliberti - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam: “Một yếu tố quan trong với 1 hiệp định thế hệ mới có cam kết sâu rộng như EVFTA là đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt xã hội, bảo vệ môi trường là những yếu tố quan trọng quyết định tới tăng trưởng bền vững. Có thể hiểu là những yêu cầu giảm thiểu mức độ tác động từ sản xuất, hoạt động thương mại đến người tiêu dùng, môi trường xung quanh, quyền lợi người lao động trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm. Một ví dụ như phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam có thể coi là một điểm sáng với sự gia tăng của các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo... thu hút nhiều nguồn vốn chất lượng cao và trình độ công nghệ tiên tiến từ châu Âu để phục cho mục tiêu thực hiện tăng trưởng xanh. Hướng đến cuối cùng của các cam kết đó là tạo ra hợp tác cùng phát triển bền vững và một sân chơi công bằng giữa các bên.

Bảo Anh

Tin bài khác
Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Xóa "địa giới hành chính" trong bảo hiểm y tế: Tạo quyền lợi cho người dân

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, mở rộng quyền lợi, xóa bỏ ranh giới địa lý khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng.
Đề xuất miễn thuế thu nhập cho tín chỉ carbon, trái phiếu xanh

Đề xuất miễn thuế thu nhập cho tín chỉ carbon, trái phiếu xanh

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon và trái phiếu xanh để thúc đẩy phát triển bền vững.
Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Quốc hội phê duyệt 122.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Sáng 27/11, Quốc hội phê duyệt nghị quyết đầu tư 122.250 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2035.
Luật Điện lực (sửa đổi): Tạo động lực cho điện hạt nhân phát triển

Luật Điện lực (sửa đổi): Tạo động lực cho điện hạt nhân phát triển

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ ra tạo cơ hội phát triển điện hạt nhân, đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy công nghiệp, công nghệ mới tại Việt Nam.
Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng: Quá thấp hay hợp lý?

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chỉ 11 triệu đồng/người đang gây tranh luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, mức này quá thấp và cần điều chỉnh cho phù hợp mức sống.
Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tác động tới 25 ngành kinh tế

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội trong thảo luận tỏ ý băn khoăn quanh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.
Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”

Ngày 26/11, tại Hải Phòng, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện TECHFEST 2024 đã diễn ra Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”.
Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Cần Luật thuế thu nhập cá nhân thay thế

Luật Thuế thu nhập cá nhân thông qua từ 2007 trên thực tế một số quy định của luật đã lạc hậu, cần đổi mới để thay thế với những điều khoản phù hợp với thực tiễn.
An Giang: Trải “thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư với 60 dự án tiềm năng

An Giang: Trải “thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư với 60 dự án tiềm năng

Hội nghị giới thiệu tiềm năng và sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang tại TP.HCM không chỉ là một sự kiện xúc tiến đầu tư đơn thuần, mà còn là nhịp cầu nối liền các doanh nghiệp, nhà đầu tư với một vùng đất tràn đầy tiềm năng phát triển.
Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón trước đây thuộc diện không chịu thuế VAT, nay sẽ được áp dụng mức thuế suất 5%.
Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Gói trái phiếu chính phủ 100.000 tỷ đồng cho dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang gây tranh cãi về khả năng trong công tác giải ngân giai đoạn 2025-2026.
Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế TNCN cho các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp hoặc dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm công nghệ thông tin, CNC,...
Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được Quốc hội xem xét, hướng tới cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Lợi ích lớn nhất của "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" là nâng cao được chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam, theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Bộ Công thương cho biết, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Vương quốc Anh sau khi Hiệp định UKVFTA đi vào thực thi từ năm 2021 khởi sắc rõ nét. Vương quốc Anh hiện đã đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 560 dự án.