
Hàng giả, hàng kém chất lượng đổ về "tràn ngập" chợ nông thôn
Dù đã được triển khai quyết liệt nhưng tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn có xu hướng gia tăng tại các phiên chợ nông thôn.

Để người mua tin sản phẩm của mình là hàng chất lượng tốt, người bán hàng thậm chí đập mạnh chiếc thau nhựa xuống đất. Thấy thau không bị hư hỏng, người mua hàng ai cũng phấn khởi vì mình mua được hàng tốt giá rẻ. Khi được thắc mắc sao hàng công ty mà không có tem mác ghi nhà sản xuất và thông số... thì người bán hàng giải thích rằng, công ty xả hàng cuối năm, lại bán với giá rẻ nên phải xé bỏ tem, mác. Nếu hàng hóa còn dán tem, mác thì sẽ bị xử phạt. Nhưng công ty nào đưa ra loại hàng hóa này thì người mua cũng ít quan tâm, còn người bán thì cũng "lờ" luôn trách nhiệm phải công khai xuất xứ nguồn gốc hàng hóa. Đây sẽ là cơ hội cho hàng giả, hàng lậu chiếm lĩnh thị trường cần được các ngành chức năng quan tâm.
Cũng chính vì lời quảng cáo đường mật của người bán hàng mà những mặt hàng kém chất lượng, hàng nhái bán rất chạy ở các chợ nông thôn, và người dân quê vô tình trở thành nạn nhân của hoạt động buôn bán gian lận. Phiên chợ quê, bỗng thành nơi lý tưởng để tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại của các tiểu thương. Chợ phiên tại các vùng quê không chỉ là nơi tiêu thụ quần áo, hàng gia dụng kém chất lượng mà còn là nơi trú chân an toàn của các mặt hàng gia vị và hương liệu không rõ nguồn gốc phục vụ trong các bữa cơm hàng ngày.
Cụ thể, tại chợ Xuân Sơn, thị trấn Phong Nha, tỉnh Quảng Bình, các mặt hàng bày bán ở đây phong phú về mẫu mã của một số thương hiệu nổi tiếng với giá được bán rẻ hơn rất nhiều so với các trung tâm thương mại lớn.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có trên 100 chợ lớn nhỏ. Trong năm 2022, ngành quản lý thị trường Quảng Bình đã phát hiện trên 590 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giá trị tang vật tịch thu, tiêu hủy là hơn 15 tỷ đồng.
Ông Võ Trọng Kiên - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết: "Các đội quản lý thị trường trực tiếp vận động từng đối tượng kinh doanh, ký cam kết không vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm".
Trong khi hàng giả, hàng nhái được bán nhan nhản ở những chợ nông thôn thì hoạt động buôn lậu vẫn diễn ra âm ỉ suốt dọc tuyến biên giới khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Dù các địa phương đều có những kế hoạch cụ thể trong việc triển khai chống buôn lậu nhưng trên thực tế, tại các đại lý bán hàng tạp hóa ở khu vực biên giới, nhiều mặt hàng lậu vẫn được bày bán công khai.
Mỗi năm lực lượng chức năng tỉnh Long An bắt giữ hàng nghìn vụ vi phạm, tịch thu hàng triệu bao thuốc lá nhập lậu, hàng trăm tấn đường cát cùng rất nhiều mặt hàng phục vụ tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xử lý chỉ mới dừng lại ở người vận chuyển, buôn bán nhỏ lẻ, chưa tận gốc nên sau một thời gian hoạt động, buôn lại tiếp tục tái diễn.Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường các giải pháp quản lý thị trường của các ngành chức năng để góp phần quan trọng làm lành mạnh thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngọc Phi (TH)
- Phú Thọ: Tổ chức Hội thảo phân biệt hàng thật, hàng giả, giúp bảo vệ người tiêu dùng
- Doanh nghiệp kiến nghị chỉ nên một đầu mối kiểm tra xuất nhập khẩu hàng hóa
- Hàng hóa gửi kho ngoại quan được gia hạn lưu giữ tới hết năm 2023
- Đẩy mạnh hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á
- Chứng chỉ số Chỉ dẫn địa lý: Giải pháp cho vấn đề hàng thật, hàng giả
Cùng chuyên mục


Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

GSM được triển khai cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi điện tại các sân bay

CPI 5 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước

PV GAS LPG hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị kinh doanh bán lẻ LPG hàng đầu Việt Nam

Các nhà triển lãm ngành cơ khí hào hứng tham gia MTA Vietnam 2023
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế