Hà Nội: Tăng cường giải ngân, miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19
- 14
- Sự kiện
- 17:37 06/04/2020
Quý I/2020, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội được duy trì, song hầu hết các chỉ tiêu đạt thấp hơn so với cùng kỳ. Tăng cường giải ngân, miễn, giảm thuế, cắt giảm thủ tục hành chính sẽ được Hà Nội triển khai nhằm tạo thêm nhiều việc làm, giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid- 19.
Dự kiến có 128.000 hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý I/2020 của UBND TP. Hà Nội diễn ra sáng 6/4, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - ông Nguyễn Mạnh Quyền - cho biết: quý I/2020, tăng trưởng kinh tế được duy trì, song hầu hết các chỉ tiêu đạt thấp hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2020 tăng 3,72% (cùng kỳ tăng 6,95%); chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,44% (cùng kỳ tăng 6,9%); tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ tăng 7,4% (cùng kỳ tăng 10,2%), tổng mức bán lẻ tăng 2,3% (cùng kỳ tăng 10,1%); kim ngạch xuất khẩu giảm 18,1% (cùng kỳ tăng 12,9%); kim ngạch nhập khẩu giảm 21,3% (cùng kỳ tăng 3%).
Hà Nội: Tăng cường giải ngân, miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid- 19
Khách du lịch giảm mạnh. Tổng lượng khách du lịch giảm 47,2% (cùng kỳ tăng 9,1%), trong đó, khách quốc tế giảm 43,9% (cùng kỳ tăng 12,6%); tổng doanh thu giảm 38,8% (cùng kỳ tăng 32%); công suất sử dụng phòng khách sạn bình quân đạt 23,4% (cùng kỳ đạt 74,9%).
Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 927,4 triệu USD; đầu tư trong nước 7,14 nghìn tỷ đồng (8 dự án mới và tăng vốn). Có 6.350 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 103 nghìn tỷ đồng, tăng 1% về số lượng và tăng 98% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đều đạt thấp so với cùng kỳ, tạo áp lực lớn trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
Nêu ý kiến tại cuộc họp, đại diện Cục Thống kê Hà Nội cho biết, ảnh hưởng nặng nề nhất trong quý I là khu vực dịch vụ, vận tải, kho bãi, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí. Qua tính toán sơ bộ, ngành vận tải kho bãi giảm 5,15%; du lịch lữ hành giảm 5,95%. Riêng 4 ngành này đã làm giảm GRDP của thành phố khoảng 1,26%, ảnh hưởng rất mạnh đến tăng trưởng quý I/2020 của Hà Nội.
Khu vực thứ 2 bị ảnh hưởng là công nghiệp, xây dựng do ảnh hưởng bởi xuất khẩu; sản phẩm bia rượu ngoài ảnh hưởng của dịch thì còn do ảnh hưởng của Nghị định 100 nên thay đổi thói quen tiêu dùng trong các gia đình. Với khu vực nông nghiệp, quý I giảm chủ yếu do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi. Dự báo, trong thời gian tới, một số ngành tiếp tục duy trì là ngành nông nghiệp, đầu tư xây dựng khi tăng cường giải ngân, thông tin truyền thông, nghiên cứu khoa học...
Ông Mai Sơn - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội - cho biết, bắt đầu từ tháng 3/2020, các doanh nghiệp đã gặp khó khăn do phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh, thống kê có khoảng 15.000 hộ kinh doanh nghỉ, đến đầu tháng 4 có khoảng hơn 128.000 hộ kinh doanh tạm ngừng. Trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp chế tạo, vận tải, đào tạo,…Trước tình hình đó, Cục Thuế Hà Nội đã tăng cường các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, đưa ra các kịch bản tháo gỡ nguồn thu ở 3 cấp Trung ương, thành phố và địa phương, theo đó xác định nguyên nhân để hỗ trợ.
Trước diễn biến dịch Covid- 19, Cục Thuế cũng đã xây dựng kịch bản ứng phó trong quý II, quý III và cả năm. Trước mắt, tháng 4 tới, Cục Thuế sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của thành phố liên quan đến đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuẩn bị điều kiện, công tác tuyên tuyền liên quan đến gói hỗ trợ miễn, giãn, giảm thuế của Chính phủ, Bộ Tài chính và thành phố cho các doanh nghiệp.
Đồng thời, triển khai các chính sách của Trung ương và thành phố về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế ứng phó với tác động của dịch Covid- 19 đúng đối tượng; đôn đốc khai - nộp đầy đủ, đúng hạn. Chủ động thực hiện khảo sát, đánh giá về tác động của dịch Covid- 19 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có biện pháp tháo gỡ phù hợp…
Cắt giảm ít nhất 5% chi thường xuyên
Dịch Covid- 19 đã, đang và sẽ tác động đến mọi mặt của kinh tế xã hội, để triển khai đồng bộ các biện pháp duy trì, phục hồi phát triển kinh tế, UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị thực hiện rà soát cụ thể, chi tiết từng dự án đầu tư công, xác định rõ khó khăn, vướng mắc để tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh thủ tục, thi công, giải ngân, tạo vốn thực hiện kích thích phát triển kinh tế, xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng các dự án khởi công, hoàn thành chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố và Đại hội Đảng toàn quốc. Đôn đốc quyết liệt các công trình trọng điểm; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư.
“Thực hiện cắt giảm ít nhất 5% chi thường xuyên; rà soát cụ thể tình hình tài chính, ngân sách để xây dựng kịch bản điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả, kịp thời đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ cấp bách”, ông Nguyễn Mạnh Quyền cho biết.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị phải đơn giản các thủ tục cho vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Phân bổ và đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn cho vay, giải quyết việc làm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân và cho vay giải quyết việc làm đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.
Tập trung sản xuất các sản phẩm có cơ hội phát triển, sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 như: thiết bị bảo vệ sức khỏe, khẩu trang; hóa chất vệ sinh, khử trùng; thiết bị y tế (máy thở, dụng cụ xét nghiệm); dược phẩm;…
UBND thành phố sẽ ban hành "Kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid- 19", giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban, ngành, và UBND quận, huyện, thị xã để tập trung thực hiện với tinh thần khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2020 và cả giai đoạn 5 năm 2016 – 2020; nhất là xây dựng các phương án thu, chi ngân sách, đảm bảo tính khả thi và đáp ứng chi thường xuyên và an sinh xã hội trong giai đoạn dịch bệnh.
Bài liên quan
#giảm thuế

Năm 2022 giảm thuế, phí, lệ phí tối đa 64.000 tỉ đồng
Trong năm 2022, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu Quốc hội, Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ. Dự kiến năm 2022 giảm thuế, phí, lệ phí tối đa lên đến 64.000 tỉ đồng.

Chính phủ đề xuất giảm 30% thuế cho 740.000 doanh nghiệp
Chính phủ đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dự kiến số tiền khoảng 15.840 tỷ đồng.

Giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ: Tin vui với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc áp dụng một số chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với DN nhỏ và siêu nhỏ. Thông tin này đang được khối DN nhỏ và siêu nhỏ cũng như các hộ kinh doanh muốn “lớn” thành DN kỳ vọng và chờ đợi.

Bộ Tài chính phản hồi đề xuất miễn, giảm 3 loại thuế năm 2022 của ngành Hàng không
Bộ Tài chính khẳng định, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sự tăng giá mặt hàng xăng, dầu gần đây tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước, không chỉ riêng ngành hàng không.

Bộ Tài chính muốn bỏ quy định tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 75%
Đề xuất của Bộ Tài chính được đưa ra sau khi ghi nhận nhiều phản hồi đánh giá quy định này chưa hợp lý và gây nhiều vướng mắc từ các doanh nghiệp và chuyên gia.

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh triển khai bốn giải pháp hỗ trợ, miễn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau dịch
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh công bố triển khai bốn nhóm chính sách hỗ trợ, miễn giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch.
Đọc thêm Sự kiện
Dự báo CPI năm 2022 từ 3,3 - 4%
Sáng 5/7, Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức Hội thảo diễn biến thị trường, giá cả Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình cho rằng, lạm phát năm 2022 vẫn sẽ trong tầm kiểm soát, dưới mục tiêu đề ra là 4%.
Doanh nghiệp Hải Phòng thu hút thêm 24.000 lao động
Với đà tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 trên hai con số (11.1%), đồng thời liên tục mở rộng và quy hoạch Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp mới là cơ sở để Hải Phòng thu hút lượng lao động rất lớn. Thông tin từ Ban quản lý kinh tế, hiện tại các Khu công nghiệp của Hải Phòng cần thêm khoảng 24.000 lao động.
Thanh Hóa: Đảm bảo tốt nhất mọi điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
Theo kế hoạch, kỳ thi THPT sẽ diễn ra từ ngày 06-08/7 trên cả nước. Tại Thanh Hóa sẽ có 74 điểm thi trên địa bàn toàn tỉnh. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã hoàn tất.
Phú Thọ: Vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt hơn 16 nghìn tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm
Báo báo của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ cho thấy, ước tính 6 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh thực hiện theo giá hiện hành đạt 16.413,1 tỷ đồng.
Phú Thọ: Đẩy mạnh hướng phát triển kinh tế đồi, rừng mang tính bền vững
Đối với đặc thù của tỉnh Phú Thọ phát triển kinh tế lâm nghiệp luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong khâu định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, hàng năm, các địa phương trong tỉnh luôn tích cực triển khai kế hoạch phát triển lâm nghiệp, tập trung vào trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đến nay, độ che phủ rừng luôn giữ được ổn định, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Quảng Ninh: Quy hoạch đến năm 2030 là một tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại
Vừa qua, tại TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch chủ trì cuộc họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kết quả đánh giá môi trường chiến lược. Thành viên Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đã nhất trí thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cần một cơ chế đặc thù để thúc đẩy liên kết phát triển
Chiều 1/7, tại Quảng Nam, trong khuôn khổ tọa đàm. "Liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới" đại biểu của các tỉnh, thành phố gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đã đề cập tới nhiều khó khăn, vướng mắc trong liên kết phát triển vùng. Trong đó, nhấn mạnh đến thể chế, cơ chế hoạt động của Hội đồng vùng hay Tổ điều phối vùng.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 1/7, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với Câu lạc bộ (CLB) Doanh nhân Thanh Hóa tại TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Hà Nội: Họp báo công bố thông tin nhiều vấn đề “nóng”
Tình hình dịch COVID-19; vụ án liên quan đến việc mua sắm kit xét nghiệm của Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á; quy định về sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe… là những thông tin nổi bật.
Công bố kết quả kiểm toán trong công tác phòng, chống dịch COVID-19
Kiểm toán Nhà nước phát hiện một số bất cập như một số đơn vị chi vượt định mức, sai nguồn, không đúng dự toán, không bảo đảm quy định với số tiền 30,1 tỷ đồng; chưa đủ hồ sơ quyết toán với số tiền 7,85 tỷ đồng...