Thứ ba 01/07/2025 07:17
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Hà Nội chuyển mình để thích ứng

13/04/2022 14:03
Qua hơn 2 năm kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đây là tiền
Thành phố Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, chủ động thích ứng linh hoạt để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam (huyện Đông Anh). Ảnh: Nguyễn Quang
Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam (huyện Đông Anh). Ảnh: Nguyễn Quang.

Nhìn nhận những tồn tại, hạn chế

Dịch Covid-19 xuất hiện, đặc biệt bùng phát mạnh vào năm 2021 đã cho thấy năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt y tế cơ sở của Thủ đô còn nhiều hạn chế, bất cập. Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà thẳng thắn nhìn nhận, nhân lực y tế nhiều nơi chỉ có 5-10 cán bộ chuyên môn/trạm y tế, kể cả ở một số phường có trên 30.000 dân tại quận Hoàng Mai và Đống Đa, nên hệ thống y tế có hiện tượng quá tải khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, chất lượng nhân lực chưa cao, cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu và xuống cấp… là nỗi lo thường trực của y tế cơ sở.

Trong thời gian giãn cách xã hội vào năm 2021, Thành ủy, UBND thành phố cũng chỉ ra sự thiếu nhất quán trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khi một số xã, phường, thị trấn chưa nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của thành phố, nhất là việc vận dụng tại cơ sở, gây ra sự cực đoan trong thực hiện biện pháp phòng, chống dịch. Thực tế cũng cho thấy, những bất cập trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều tới đời sống nhân dân, hoạt động của doanh nghiệp.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vũ Duy Tuấn cho biết, trong năm 2021, các ngành kinh tế dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch cũng như các biện pháp giãn cách phòng, chống dịch. Từ đó, số người lao động bị mất việc làm tăng cao; hàng nghìn doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.

Còn theo Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, sự lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch vẫn còn tồn tại ở một bộ phận người dân. Như trong dịp lễ, Tết, dù đã được cơ quan chức năng khuyến cáo, nhiều người vẫn tụ tập vui chơi, ăn uống tại các địa điểm công cộng, không thực hiện nguyên tắc “5K”. “Bên cạnh đó, còn xuất hiện tình trạng các trường hợp F0, F1 có dấu hiệu che giấu, trốn tránh khai báo hoặc khai báo không trung thực, đồng thời ngang nhiên đi lại, tiếp xúc với nhiều người gây khó khăn cho công tác kiểm soát dịch bệnh”, Đại tá Trần Ngọc Dương nói.

Lực lượng chức năng phường Phúc Xá (quận Ba Đình) kiểm tra, nhắc nhở một hộ kinh doanh thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Đỗ Tâm
Lực lượng chức năng phường Phúc Xá (quận Ba Đình) kiểm tra, nhắc nhở một hộ kinh doanh thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Đỗ Tâm.

Bảo đảm các mục tiêu cốt lõi

Qua 6 tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"; đặc biệt là trong quý I-2022, bám sát chỉ đạo Trung ương, Thành ủy, các cấp, ngành, địa phương của thành phố đã vào cuộc ngay từ đầu năm, chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ và đạt nhiều kết quả rõ nét, toàn diện và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, đến nay, thành phố đã bước qua đỉnh dịch Covid-19. Trong đó, Hà Nội đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu cốt lõi của công tác phòng, chống dịch Covid-19 như kiểm soát chuyển tầng, giảm tỷ lệ tử vong, chuyển nặng; bảo đảm số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống y tế; đồng thời chủ động thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19 để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Từ nền tảng kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời rút kinh nghiệm từ một số hạn chế đã được chỉ ra trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua, UBND thành phố đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho đơn vị, địa phương, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong các hoạt động thích ứng với dịch bệnh. Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cho biết, đối với việc cho học sinh các cấp đi học trực tiếp và một số dịch vụ hoạt động trở lại, UBND thành phố đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn để quyết định, đồng thời tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở.

Cũng nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, trong quý I, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội tăng 6,1% (cùng kỳ giảm 1%), kim ngạch nhập khẩu tăng 18,5% (cùng kỳ tăng 4%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) xu hướng tăng cao gây áp lực lên mục tiêu kiểm soát dưới 4% trong năm 2022; CPI bình quân quý I tăng 2,66% (cùng kỳ tăng 0,04%). Tổng vốn đầu tư phát triển quý I đạt 76,260 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% (cùng kỳ tăng 8,2%). Vốn FDI thu hút 575 triệu USD, trong đó đăng ký mới 64 dự án và 28 dự án bổ sung vốn đầu tư 209,3 triệu USD; đăng ký góp vốn, mua cổ phần 365,4 triệu USD. Có 6.250 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 95 nghìn tỷ đồng (tăng 2% về số lượng doanh nghiệp và tăng 4%; có 4.500 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 2%).

Bên cạnh đó, thành phố đã triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Hiện thành phố đã hoàn thành cung cấp 14/14 dịch vụ công thiết yếu mức độ 3, mức độ 4; trong đó, 11/14 dịch vụ công thiết yếu đã kết nối và chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình của Chính phủ đề ra…

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ tư vừa qua, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua việc cập nhật Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố với 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, tu bổ tôn tạo di tích. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn nhận định, việc thành phố đầu tư xây mới, nâng cấp, mở rộng và cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất ngành Y tế sẽ bảo đảm về yêu cầu chuyên môn, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19.

Những kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã cho thấy nỗ lực vượt bậc, sự chuyển mình mạnh mẽ của Thủ đô để thích ứng bối cảnh mới. Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, thành phố cần tiếp tục chủ động phòng ngừa "từ sớm, từ xa". Mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng, mà phải có kiểm soát, quản lý hiệu quả, do đó đòi hỏi các đơn vị, địa phương phải chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch, tạo tiền đề vững chắc cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Hà Nội mới

Bài liên quan
Tin bài khác
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines bứt phá ngoạn mục nửa đầu 2025, ước lãi kỷ lục. Kế hoạch bay quốc tế mở rộng, đội tàu bay mới hứa hẹn tương lai sáng lạn.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Giữa những biến động khó lường của thị trường toàn cầu, ngành gạo Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng xuất khẩu ổn định, thậm chí đang vươn lên định vị mình ở phân khúc cao cấp. Phía sau kết quả ấy là nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp, những người tiên phong trong việc thay đổi tư duy, nâng cấp chất lượng, xây dựng thương hiệu và đón đầu xu hướng “gạo xanh”.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp những rủi ro ngắn hạn về doanh thu, nhằm chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc cho cuộc cạnh tranh dài hạn.
Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Hàng loạt nông sản của New Zealand sẽ được bán tới người tiêu dùng Việt Nam thông qua hệ thống chuỗi siêu thị Kingfoodmart, như: Táo, kiwi, bơ sữa, rượu vang…
Hộ kinh doanh giữa vòng xoáy hàng giả và thuế: Cần chính sách “may đo”

Hộ kinh doanh giữa vòng xoáy hàng giả và thuế: Cần chính sách “may đo”

Trước làn sóng chuyển đổi số và yêu cầu pháp lý ngày càng siết chặt, hàng triệu hộ kinh doanh, vốn là trụ cột âm thầm nhưng bền bỉ của nền kinh tế đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Từ bài toán hóa đơn điện tử đến áp lực cạnh tranh không lành mạnh với hàng giả, hàng nhái... Cộng đồng này đang rất cần những chính sách “may đo” thay vì khuôn mẫu áp đặt.
Siết chặt kiểm soát nhập khẩu thép cán nóng để ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế

Siết chặt kiểm soát nhập khẩu thép cán nóng để ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế

Trước dấu hiệu gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thép cán nóng có chiều rộng lớn hơn 1.880 mm nhằm né tránh thuế chống bán phá giá, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát sao và triển khai đầy đủ các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành sản xuất trong nước, trong khuôn khổ pháp luật về phòng vệ thương mại và các cam kết quốc tế.