Thứ năm 03/07/2025 21:17
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Hà Nam: Thực hiện Đề án về chống hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến 2025

08/09/2023 11:22
UBND tỉnh Hà Nam mới đây đã ban hành Kế hoạch số 1679/KH-UBND thực hiện Đề án về chống hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Thực hiện Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện:

Xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhằm cụ thể hóa Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hướng đến hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) một cách hiệu quả trong tình hình mới; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và công tác chống hàng giả, vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT tại địa phương.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện; Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thực hiện trên các lĩnh vực có liên quan làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện; Các sở, ngành, tổ chức, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy định của pháp luật về chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm; bảo đảm hoạt động TMĐT minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển TMĐT.

Ảnh minh họa
Tỉnh Hà Nam ban hành kế hoạch thực hiện Đề án về chống hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 (Ảnh minh họa).

Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025 sẽ triển khai đồng bộ, có hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động TMĐT, chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá trong hoạt động TMĐT tại địa phương; Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao để phát triển hạ tầng, cải tiến công nghệ phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để quản lý tập trung, xuyên suốt, đồng bộ, phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; 100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TMĐT, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.

UBND tỉnh yêu cầu triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy định của pháp luật về TMĐT và bảo vệ người tiêu dùng; Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; Phát triển hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh an toàn thông tin phục vụ công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan; Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT.

Về tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch; báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý những vấn đề phát sinh, vướng mắc, những vụ việc phức tạp.

  1. Sở Công Thương, chủ trì triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch, phối hợp các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan quản lý việc bán hàng trên môi trường TMĐT, đặc biệt đối với các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc lợi dụng hoạt động TMĐT để kinh doanh hàng giả; đặc biệt, đối với các sàn giao dịch TMĐT lớn và các trang mạng xã hội. Nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, tài liệu để tổ chức hoặc tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng, phương pháp thực thi công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động TMĐT.

Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao trách nhiệm chấp hành pháp luật của các chủ thể trong hoạt động TMĐT; Chủ động triển khai các giải pháp để huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện Kế hoạch; bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thông tin cũng như hiệu quả của Kế hoạch; Đề xuất UBND tỉnh khen thưởng, biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

  1. Cục Quản lý thị trường: Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; đặc biệt đối với các sàn giao dịch TMĐT lớn và các trang mạng xã hội; Quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường kết hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động TMĐT; Tổ chức, tham gia các khóa đào đạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức Quản lý thị trường về kỹ năng, phương pháp thực thi công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động TMĐT.

  1. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các lực lượng chức năng chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, xác minh làm rõ các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc lợi dụng hoạt động TMĐT để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hoạt động chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; phối hợp cử cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động TMĐT của các lực lượng chức năng; tăng cường trao đổi thông tin về nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả trong hoạt động TMĐT.

  2. Sở Thông tin và Truyền thông: Định hướng thông tin tuyên truyền cho cơ quan báo chí. Phối hợp với Sở Công Thương, UBND cấp huyện chỉ đạo các Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Đài Truyền thanh cấp xã và các đơn vị có liên quan thông tin đầy đủ và chính thống về việc tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo về các hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT. Đẩy mạnh tuyên truyền các vụ án, vụ việc điển hình góp phần răn đe, cảnh tỉnh và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch mua bán trên môi trường TMĐT.

  3. Đầu mối chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử kịp thời phát hiện những bất cập đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách, khắc phục trong công tác quản lý liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính; Chủ trì, phối hợp với lực lương chức năng tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trên địa bàn đối với các sản phẩm, hàng hoá thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính, đặc biệt là các doanh nghiệp bưu chính có dấu hiệu tiếp tay cho vận chuyển hàng giả.

  1. Sở Tài chính: Tham mưu cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các cơ quan chuyên môn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

  1. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động TMĐT; Tham mưu với UBND tỉnh đặt hàng các nhiệm vụ KHCN để nâng cao hiệu quả quản lý và chống hàng giả trong hoạt động TMĐT; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc khởi tạo, xác lập, khai thác, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ gắn với phát triển thương hiệu; phối hợp cử đầu mối cung cấp các thông tin trong việc xử lý các vi phạm về đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm hàng hóa trên thị trường; Chủ trì, phối hợp trong tổ chức, triển khai việc kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa liên quan từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường.

  1. Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh tỉnh Hà Nam: Phối hợp có biện pháp ngăn chặn việc thanh toán, chuyển tiền đối với các tổ chức, cá nhân theo quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiêm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành có liên quan.

  1. Cục Thuế tỉnh: Tăng cường công tác quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh TMĐT; chủ động chia sẻ, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đối với những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động TMĐT để phối hợp xử lý;Triển khai ứng dụng triệt để hóa đơn điện tử để có thể tiến hành thẩm tra, xác minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa được bày bán trên môi trường TMĐT.

  2. Chi cục Hải quan Hà Nam: Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, chủ động rà soát, có biện pháp phát hiện, kịp thời ngăn chặn, điều tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT.

  1. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng ở địa phương phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của các sở, ngành trong công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; Huy động nguồn lực của địa phương để bổ sung, hỗ trợ nhiệm vụ chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng chức năng thực thi pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT; đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động trên.

Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương trong việc tăng cường công tác trao đổi, tiếp nhận thông tin để thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động TMĐT, góp phần thực hiện hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

Hội Bảo vệ Người tiêu dùng tỉnh phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TMĐT đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Thực hiện tốt việc vận động các tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng đăng ký tham gia Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đây là điều kiện và cơ sở để thực hiện tốt công tác quản lý và tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến tất cả mọi người dân.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện Kế hoạch trên đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.

Nguyễn Công

Tin bài khác
Cảng Thị Vải – Cái Mép : “Bàn đạp” chiến lược cho logistics Việt Nam

Cảng Thị Vải – Cái Mép : “Bàn đạp” chiến lược cho logistics Việt Nam

Cụm cảng Thị Vải – Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện bao gồm 35 bến, trong đó 22 bến đã đi vào hoạt động với tổng công suất 117,8 triệu tấn/năm, trong đó riêng 7 bến container chiếm năng lực khoảng 6,8 triệu TEUs/năm.
Việt Nam rà soát cuối kỳ biện pháp phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu từ Thái Lan

Việt Nam rà soát cuối kỳ biện pháp phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu từ Thái Lan

Sau 4 năm áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía từ Thái Lan, Việt Nam chính thức khởi động quá trình rà soát cuối kỳ, theo đúng thông lệ quốc tế và quy định pháp luật trong nước.
Địa phương chủ động điều phối nguồn cung không để Biến động giá và khan hiếm vật liệu xây dựng

Địa phương chủ động điều phối nguồn cung không để Biến động giá và khan hiếm vật liệu xây dựng

Giá vật liệu xây dựng biến động khiến nhiều dự án trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ. Thủ tướng chỉ đạo các địa phương chủ động nguồn cung, tăng tốc khai thác và quản lý giá.
Truy xuất nguồn gốc: Từ giải pháp kỹ thuật đến yêu cầu bắt buộc

Truy xuất nguồn gốc: Từ giải pháp kỹ thuật đến yêu cầu bắt buộc

Truy xuất nguồn gốc không chỉ là giải pháp kỹ thuật mà là yêu cầu sống còn để bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao uy tín hàng Việt và đảm bảo xuất khẩu bền vững trong thời kỳ hội nhập sâu rộng.
Thúc đẩy thương mại điện tử xanh để 70% người trưởng thành sẽ mua sắm online vào 2030

Thúc đẩy thương mại điện tử xanh để 70% người trưởng thành sẽ mua sắm online vào 2030

Bộ Công Thương vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 – 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 70% dân số trưởng thành tham gia mua sắm trực tuyến, với doanh thu thương mại điện tử chiếm khoảng 20% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về Quản lý thị trường

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về Quản lý thị trường

Ngày 9/6/2025, Bộ Công Thương có Công văn số 4142/BCT-TTTN gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Thông tư thuộc lĩnh vực Quản lý thị trường.
Đồng Nai: Tiếp tục cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Đồng Nai: Tiếp tục cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản số 7065/UBND-KTNS ngày 5/6/2025, chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương thực hiện nghiêm Công điện số 72 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Khuyến mại tập trung quốc gia 2025: Hai “mũi kích cầu” cho tiêu dùng nội địa

Khuyến mại tập trung quốc gia 2025: Hai “mũi kích cầu” cho tiêu dùng nội địa

Đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương chủ trương mở rộng quy mô chương trình khuyến mại tập trung quốc gia với hai đợt lớn trong năm, thay vì chỉ duy trì một đợt vào cuối năm như thông lệ những năm trước.
Bình Dương xử lý 465 vụ vi phạm thương mại trong 5 tháng đầu năm 2025

Bình Dương xử lý 465 vụ vi phạm thương mại trong 5 tháng đầu năm 2025

Theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến hết tháng 5/2025, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã tiến hành kiểm tra gần 2.000 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thương mại.
Gia hạn điều tra chống bán phá giá thép mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Gia hạn điều tra chống bán phá giá thép mạ từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Bộ Công Thương vừa quyết định gia hạn thời gian điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc thêm hai tháng.
Khủng hoảng niềm tin với "ông lớn" C.P – cơ hội cho các HTX chăn nuôi nội địa?

Khủng hoảng niềm tin với "ông lớn" C.P – cơ hội cho các HTX chăn nuôi nội địa?

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi công nghiệp Việt Nam đang bị chi phối bởi một vài doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, vụ việc liên quan đến Công ty C.P Việt Nam – doanh nghiệp FDI điển hình với mô hình “3F” (Feed – Farm – Food) – đã gây ra một cơn chấn động không nhỏ trong dư luận.
Điện gió ngoài khơi nhưng "mắc kẹt" trên bờ

Điện gió ngoài khơi nhưng "mắc kẹt" trên bờ

Việc chưa ban hành khung giá điện gió ngoài khơi khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn trong tính toán hiệu quả tài chính và triển khai dự án, đe dọa tiến độ thực hiện quy hoạch điện VIII.
Thủ tướng Chính phủ: Xử nghiêm hành vi nâng khống giá bán, thao túng giá hàng hóa

Thủ tướng Chính phủ: Xử nghiêm hành vi nâng khống giá bán, thao túng giá hàng hóa

Ngày 30/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực giá, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các bộ, ngành, địa phương trong bối cảnh thị trường hàng hóa, dịch vụ vẫn còn những dấu hiệu biến động phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến lạm phát và đời sống người dân.
Cửa hàng vàng phải treo bảng hiệu được cấp phép kinh doanh vàng miếng

Cửa hàng vàng phải treo bảng hiệu được cấp phép kinh doanh vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 yêu cầu các cửa hàng, chi nhánh ngân hàng tại TP.HCM treo bảng hiệu, niêm yết công khai giấy phép được cấp phép mua bán vàng miếng để người dân dễ nhận biết.
Cục Hải quan triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Cục Hải quan triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Cục Hải quan ra công văn triển khai tháng cao điểm chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và siết chặt quản lý xuất nhập khẩu.