Thứ tư 30/04/2025 03:22
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Gọi vốn ngoại, không thể ngồi chờ 'đại bàng tới làm tổ'

12/10/2020 00:00
Việc thành lập tổ công tác đặc biệt thu hút FDI chỉ là bước đầu trong quá trình mời gọi nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam.

Vấn đề làm sao để Việt Nam đón được làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc tiếp tục đưa đưa ra bàn luận tại Hội thảo "Nhận diện các điểm nghẽn phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19: Một số yêu cầu cải cách thể chế" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 1/6.

Cần chủ động tìm nhà đầu tư

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM), cho biết xu hướng dịch chuyển của FDI khỏi Trung Quốc đã hiện hữu từ lâu (Trung Quốc +1). Tuy nhiên, xu hướng này rõ hơn trong thời gian gần đây do suy giảm kinh tế ở Trung Quốc, chi phí lao động ở Trung Quốc tăng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cạnh tranh từ một số nước ASEAN và Ấn Độ.

don-von-ngoa-khung-vao-VN-2099-159100154
Việt Nam cần phải chủ động hơn nữa trong việc mời gọi nhà đầu tư (Ảnh: TL)

Theo ông Dương, đại dịch Covid-19 chỉ khiến nhà đầu tư dịch chuyển nhanh hơn. Tuy nhiên, dù có chuyển sang ASEAN hay không, nhà đầu tư nước ngoài cũng không bỏ "hết trứng vào một giỏ".

Vì vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần phải chủ động hơn nữa trong việc mời gọi nhà đầu tư vào Việt Nam.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc chiến thắng đại dịch Covid-19 đang giúp vị thế của Việt Nam được nâng cao trên thế giới. Việt Nam được biết đến là quốc gia có môi trường kinh doanh ổn định, quản trị nhà nước tốt, đặc biệt việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) giúp Việt Nam có lợi thế tiếp cận thị trường EU mà nhiều đối thủ trong khu vực không có.

Tuy nhiên, cơ hội chỉ là cơ hội nếu Việt Nam không nhanh chân, quyết tâm đón lấy làn sóng này. Vì thế, Việt Nam cần phải làm mới mình.

"Việt Nam phải thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh từ tháo gỡ khó khăn sang tạo thuận lợi. Đây mới là tiền đề cho mọi vấn đề. Chất lượng điều hành và sự thuận lợi trong thủ tục hành chính là điều các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, hơn là các con số giấy phép được loại bỏ", ông Tuấn khuyến nghị.

Dẫn chứng từ Trung Quốc, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết năng lực cạnh tranh của quốc gia này luôn nằm trong top đầu thế giới, luôn đặt mục tiêu là phải thăng hạng trên bảng xếp hạng về cải thiện môi trường kinh doanh qua từng năm.

Vì vậy, muốn thu hút được vốn ngoại từ Trung Quốc, Việt Nam cần tích cực trong chủ động, chứ không phải tích cực trong bị động. "Việt Nam đã lập tổ công tác đặc biệt để thu hút FDI, đây là hành động tốt. Sắp tới, chúng ta cần chủ động săn nhà đầu tư, kêu gọi họ vào Việt Nam chứ không đơn thuần là dọn chỗ, để họ nhìn thấy và đi vào", ông Tuấn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Ts.Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM, nhận định dòng đầu tư đang dịch chuyển nhưng nếu không chủ động là chúng ta không nắm, không tận dụng được.

"Việt Nam phải tăng tốc cải thiện chính mình, phải mời gọi, săn được họ vào", ông Thành lưu ý.

Không quên củng cố nội lực

Nhấn mạnh tới điểm nghẽn ứng xử với nhà đầu tư, theo Trưởng Ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM Nguyễn Anh Dương, việc ứng xử với nhà đầu tư không chỉ là cắt giảm thủ tục không cần thiết. Để thu hút FDI có hiệu quả vào các lĩnh vực quan tâm, Việt Nam cần để ý đến ban hành các tiêu chuẩn.

Mặt khác, cần phải cải thiện các chỉ số trên bảng xếp hạng. Về hạ tầng số, xếp hạng sẵn sàng công nghiệp của EIU cho thấy Việt Nam đứng thứ 65 (2018 - 2022) so với thứ 67 (trong 2013 - 2017), trong đó cải thiện bao trùm về internet vẫn là yêu cầu cần thiết.

Cùng với đó, CIEM khuyến nghị cải thiện kỹ năng và năng suất lao động. Năng suất lao động thấp và chậm được cải thiện so với yêu cầu, khả năng thích ứng với điều kiện làm việc trong chuỗi giá trị, khả năng thích ứng với điều kiện biến động (làm việc trực tuyến...).

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút "đại bàng đến làm tổ", Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân trong nước, từ đó giúp doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất của khối ngoại.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, gia tăng giá trị trong nước không còn là yêu cầu để tạo việc làm và thu nhập, mà còn là cách thích ứng với sự vận động của chuỗi giá trị. Trong bối cảnh hiện nay, không chỉ cần nỗ lực của doanh nghiệp trong nước mà vẫn cần cách thức tiếp cận thân thiện và bền chặt với FDI.

Ts. Võ Trí Thành lưu ý trong hàng loạt thay đổi để thu hút FDI, chúng ta không được quên việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp dân tộc. Đây là nhiệm vụ quan trọng để Việt Nam tự cường, tự chủ.

Hàng loạt số liệu cho thấy kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào FDI, các doanh nghiệp FDI chiếm giá trị xuất khẩu lớn. Ts. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM, đặt vấn đề: "Nếu không cẩn thận, FDI vào Việt Nam nhưng sử dụng công nghệ lạc hậu, chỉ tận dụng lợi thế thị trường, lao động, thâm dụng tài nguyên... Đến chừng mực nào đó, họ chuyển đi, chúng ta còn lại gì?".

Vì vậy, cần xem xét đặc biệt đến cơ chế thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp tư nhân. "Việt Nam cần nghiên cứu đưa ra các dự báo sớm cho nền kinh tế trong ngắn, trung hạn về xu hướng toàn cầu hóa và các cuộc chơi lớn. Có dự báo sớm, chúng ta càng thắng lớn, nếu không sẽ ngược lại", nguyên Viện trưởng CIEM lưu ý.

Theo ông Bá, điều quan trọng nhất là Việt Nam hiện vẫn là phải thay đổi thể chế kinh tế. Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi thể chế kinh tế, từ một nước nghèo, thu nhập thấp đã trở thành một con rồng châu Á thực sự. "Đây là thành công đáng để chúng ta học tập", ông Bá nói.

Thu hút FDI gần 14 tỷ USD nhưng không vội lạc quan

Tổng cục Thống kê cho biết tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Dòng vốn FDI vào Việt Nam suy giảm so với cùng kỳ nhưng trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, đây là động thái tích cực.

Tuy nhiên, Ts. Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách nêu quan điểm: Việt Nam cần có một chiến lược thu hút đầu tư FDI phù hợp với sự thay đổi trật tự kinh tế thế giới trong 30 năm tới. Trong đó, chiến lược vạch ra đường đi, hướng đi rõ ràng. "Nếu không thay đổi mạnh mẽ, Việt Nam vẫn sẽ thu hút được FDI nhưng sẽ chỉ nhận được một vài giọt mưa trong cơn mưa lớn", ông Thành ví von. Việt Nam đang có lợi thế thu hút dòng vốn ngoại, nhưng cũng phải cạnh tranh với Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan... Indoneisa không giấu tham vọng trở thành một "thỏi nam châm" hút vốn hậu Covid-19. Chính phủ nước này đã ban hành chính sách giảm thuế mạnh tay để giúp vực dậy ngành công nghiệp ô tô trong nước, từ đó thu hút các doanh nghiệp ô tô toàn cầu.

Hay FDI đóng vai trò hết sức quan trọng đối với Ấn Độ. Theo chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2019 - 2024, Ấn Độ đang cần khoảng 1.000 tỷ USD vốn đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, Ấn Độ đang đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R&D), được xem là một trong số các quốc gia có lực lượng lao động lành nghề nhất trong nhóm các nước đang phát triển.

Lê Thúy

Tin bài khác
Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Ngày 29/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng vừa ký văn bản số: 3543//UBND-TH, gửi Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, đề xuất, kiến nghị các nội dung bổ sung vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về việc hoàn thiện Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại – một văn bản quan trọng định hình khuôn khổ pháp lý cho đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Với đề xuất về công bố giá xăng dầu, Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch và linh hoạt hơn, đồng thời đảm bảo giá cả phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc phát triển khu thương mại tự do và cảng miễn thuế nhằm tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa trên nền tảng số, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cơ chế đặc thù – Bệ phóng cho công nghiệp đường sắt Việt Nam

Cơ chế đặc thù – Bệ phóng cho công nghiệp đường sắt Việt Nam

Để phát triển công nghiệp đường sắt, cần cơ chế đặc thù, chính sách ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nhằm làm chủ công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán tang vật vi phạm để tránh lãng phí

Chính phủ đề xuất bán nhanh tang vật vi phạm hành chính để hạn chế thất thoát, giảm tải kho lưu trữ, bảo vệ tài sản Nhà nước.
Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Xuất khẩu quý I: Tăng trưởng ấn tượng nhưng thách thức phía trước không nhỏ

Bước sang năm 2025, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu - một trong những trụ cột quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP.
Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Hướng đi nào cho sàn thương mại điện tử nội địa trước áp lực cạnh tranh xuyên biên giới ?

Trước áp lực từ Shopee, TikTok Shop, doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa được cho là phải 'gộp lực' trong các mảng logistics, công nghệ mới có thể trụ vững.
Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Thảo luận chủ trương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc hỗ trợ 5.000 tỷ đồng từ ngân sách để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã, nhằm đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực hoạt động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt

Sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt, nhấn mạnh yêu cầu "thần tốc, thần tốc hơn nữa" để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia.​
Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp công nghệ số, nông nghiệp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 26/4 đã cho ý kiến về đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024. Chính phủ đề xuất 12 chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư vào công nghệ số, nông nghiệp và các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời xin ý kiến giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Giải pháp phát triển thị trường trong nước: Nâng sức chống chịu kinh tế

Trước thách thức từ biến động toàn cầu, tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" nhấn mạnh vai trò quan trọng của thị trường nội địa trong việc duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng quyết định phê duyệt Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tổ chức triển khai, dự kiến khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những trọng tâm năm 2025 là thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai Nhà nước bị thất thoát.
Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

"Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu – vừa nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững."- theo ông Phạm Văn Long, Giám đốc VESS.