Thứ tư 16/07/2025 02:47
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Góc khuất về ngành công nghiệp trồng sâm ở Pennsylvania, Hoa Kỳ

01/09/2021 23:45
Nhân sâm Hoa Kỳ đã được thu hái thương mại ở vùng đông bắc nước này trong gần ba thế kỷ. Mỗi năm, khoảng hơn 450 kg củ nhân sâm khô được xuất khẩu từ Pennsylvania. Phần lớn trong số đó được bán dưới dạng nhân sâm hoang dã, đã được liệt kê trong Hiệp

Sâm là một loại thảo mộc có nguy cơ tuyệt chủng, thường xuyên được tìm kiếm từ các tầng rừng của Pennsylvania do nhu cầu tăng cao ở châu Á.

Nhân sâm Hoa Kỳ đã được thu hái thương mại ở vùng đông bắc nước này trong gần ba thế kỷ. Mỗi năm, khoảng hơn 450 kg củ nhân sâm khô được xuất khẩu từ Pennsylvania. Phần lớn trong số đó được bán dưới dạng nhân sâm hoang dã, đã được liệt kê trong Hiệp định về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng từ năm 1975.

Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy rằng nhân sâm có thể "hoàn toàn không hoang dã" - và có thể có tác động tiêu cực đối với các quần thể cây trồng bản địa.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Economic Botany tiến hành kiểm tra việc trồng nhân sâm trong rừng trên toàn tiểu bang Pennsylvania.

8 năm qua, để hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp này, các nhà nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania State hàng năm đều gửi phiếu khảo sát cho những người thu hoạch nhân sâm, xem có bao nhiêu người đang trồng sâm, hạt giống có nguồn gốc từ đâu và những hạt giống đó có thể đóng góp như thế nào vào số lượng thu hoạch nhân sâm hoang dã.

Phát hiện của họ làm nổi bật mối lo ngại rằng loại hạt giống nhân sâm không phải bản địa, được nuôi thương mại có thể đe dọa các quần thể nhân sâm hoang dã, vốn đang gặp nguy cơ tuyệt chủng.

Trong khi nhiều người thu hoạch nhân sâm ở Pennsylvania đang trồng hạt giống trong rừng với nỗ lực bảo tồn và bổ sung các quần thể nhân sâm bản địa, họ thường sử dụng hạt giống không phải bản địa mà mua trực tuyến từ các địa điểm như Wisconsin.

Nghiên cứu cho thấy 3 trong số 10 người bán lẻ bán nhân sâm “hoang dã” thực sự trồng nhân sâm bằng cách rải hạt trong rừng. Trong khi đó, cứ 4 người trồng nhân sâm thì có 1 người cho biết sử dụng nguồn giống thương mại thường thích nghi với các vùng khác nhau và được chăm sóc bằng sử dụng phân bón.

Eric Burkhart, nhà thực vật học và là Phó Giáo sư giảng dạy của Đại học Pennsylvania State, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nói rằng dữ liệu này là cần thiết để xây dựng chính sách tốt hơn nhằm đảm bảo sự tồn tại của các loài nhân sâm bản địa.

“Chúng tôi có sâm - được cho là một trong những loài thực vật có giá trị nhất, được kiểm soát chặt chẽ nhất từ ​​vùng hoang dã của Bắc Mỹ. Nhưng chúng tôi dường như không thể bảo tồn nó thông qua các biện pháp truyền thống như yêu cầu của luật và quy định", ông nói. “Thị trường khá hỗn loạn. Những người trong chuỗi cung ứng không có sự hiểu biết thực sự về những gì đang diễn ra trong các phần khác nhau của chuỗi”.

Burkhart nói rằng bí mật tồn tại bởi vì các chủ đất và những người đào nhân sâm, trồng hạt giống nhân sâm quan ngại việc bị chính phủ theo dõi khi nộp thủ tục giấy tờ. Mối quan ngại xuất phát từ nỗi sợ mất giá, trộm cắp và bị đánh thuế.

Những người đào nhân sâm cũng thường không đồng ý về những gì nên được phân loại là nguyên liệu thực vật hoang dã, vì giá thị trường đối với củ nhân sâm mọc hoang dã cao hơn gấp 100 lần so với rễ sâm nhân tạo trồng ngoài đồng. Kết quả là nhiều nhà sản xuất sẽ lập lờ phân loại khi mà họ có thể bán sâm trồng với giá của sâm hoang dã.

Các nhà nghiên cứu cũng trình bày một lộ trình khả thi nhằm thúc đẩy canh tác rừng trong khi bảo tồn nhân sâm có nguồn gốc hoang dã. Đầu tiên, cần vạch ra chuỗi giá trị sản phẩm để làm tăng tính minh bạch. "Việc phân tích tính khả thi và xem xét các chuỗi giá trị thay thế để thúc đẩy lợi nhuận của nông dân trồng rừng có thể là một cách để tạo động lực", theo các nhà nghiên cứu.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khuyến nghị tạo ra một cơ chế cho phép bảo tồn các loài nhân sâm hoang dã còn sót lại. Điều này có thể liên quan đến việc khuyến khích và dạy nông dân bảo tồn nguồn giống gia truyền trong khi phát triển các vườn ươm nhân sâm để sản xuất giống hoang dã.

Họ cũng nhìn thấy cơ hội để nhân sâm trồng trong rừng được bán trên thị trường như một sự thay thế xanh cho các sản phẩm hoang dã, với sự quan tâm ngày càng tăng về tính bền vững trong thực phẩm.

Mặc dù thực tế là tìm hiểu việc bảo tồn nhân sâm, Burkhart hy vọng nghiên cứu có thể gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách về thực phẩm và nông nghiệp hướng suy nghĩ về cách tiếp cận, ứng xử với các loài có nguy cơ.

“Không ai muốn nhìn thấy một loài bị tuyệt chủng, và tôi nghĩ đây là cơ hội để xem cách các vùng nông thôn có thể phối hợp tốt hơn với chính phủ thực hiện công tác bảo tồn trong thế kỷ 21”, Burkhart kết luận.

Bài liên quan
Tin bài khác
BIDV - Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam

BIDV - Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam

Vừa qua, BIDV đã được Tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng danh hiệu “Best Forex Bank Vietnam 2025” (Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2025). Đây là sự khẳng định cho vị thế dẫn đầu của BIDV trong lĩnh vực ngoại hối tại thị trường Việt Nam.
Văn hóa doanh nghiệp: Nền tảng tinh thần kiến tạo sự khác biệt và tử tế tại Bcons

Văn hóa doanh nghiệp: Nền tảng tinh thần kiến tạo sự khác biệt và tử tế tại Bcons

Tiến sĩ Lê Như Thạch – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bcons đã có những chia sẻ đầy tâm huyết về vai trò cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp trong hành trình phát triển của Bcons.
Cảnh báo kép với cổ phiếu NSG của Nhựa Sài Gòn

Cảnh báo kép với cổ phiếu NSG của Nhựa Sài Gòn

Cổ phiếu NSG của Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn sẽ chính thức bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 14/7/2025, theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Mảng xuất khẩu cá tra của Tập đoàn Sao Mai đứng trước vận hội mới

Mảng xuất khẩu cá tra của Tập đoàn Sao Mai đứng trước vận hội mới

Trong bối cảnh bất định về thuế đối ứng từ phía Mỹ, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tin rằng, người tiêu dùng Mỹ vẫn không quay lưng với cá tra. Hiện tại, IDI - thành viên của Tập đoàn Sao Mai đang xây dựng nhà máy thứ ba nhằm tăng năng lực xuất khẩu đáng kể trước cánh cửa rộng mở vào thị trường Hoa Kỳ.
Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Tính từ đầu năm, thị giá VIC của Vingroup đã gấp 2,4 lần và nằm trong nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán. Nhờ đó, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng thiết lập mốc kỷ lục mới với 10,9 tỷ USD.
BIC lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn

BIC lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa được Forbes Việt Nam công bố là 1 trong 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025; đồng thời là doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận trong nhóm ngành Bảo hiểm.
Ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways

Ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways

Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò Chủ tịch hãng bay nhiệm kỳ 2023-2028, thay thế ông Phan Đình Tuệ đã từ nhiệm trước đó.
Bosch Rexroth và IIC hợp lực kiến tạo nền tảng cho Nhà máy thông minh tại Việt Nam

Bosch Rexroth và IIC hợp lực kiến tạo nền tảng cho Nhà máy thông minh tại Việt Nam

Ngày 9/7/2025, Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 đang định hình lại ngành sản xuất toàn cầu, Bosch Rexroth Việt Nam đã phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) tổ chức hội thảo chuyên đề “ctrlX AUTOMATION & Kassow Robots – Nền tảng vững chắc cho Nhà máy thông minh” tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU), tỉnh Bình Dương (cũ).
"Vua thép" Hòa Phát thiết lập mốc kỷ lục sản lượng bán thép HRC, cổ phiếu "thăng hoa" lên cao nhất 3 năm

"Vua thép" Hòa Phát thiết lập mốc kỷ lục sản lượng bán thép HRC, cổ phiếu "thăng hoa" lên cao nhất 3 năm

Liên tiếp đón nhận nhiều tin vui, cổ phiếu quốc dân HPG lên cao nhất vùng trong 3 năm qua. Qua đó vốn hóa của tập đoàn thép của tỷ phú Trần Đình Long vượt 7 tỷ USD.
Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Trải qua hơn một thập kỷ đồng hành cùng hệ sinh thái đổi mới, Innoex – sau 02 năm tái định vị đã trở thành nền tảng kết nối thực tiễn giữa doanh nghiệp, công nghệ và tăng trưởng đổi mới tại khu vực.
Xí nghiệp Công trình Giao thông Thủy lợi: Phát triển hạ tầng với trách nhiệm cộng đồng

Xí nghiệp Công trình Giao thông Thủy lợi: Phát triển hạ tầng với trách nhiệm cộng đồng

Trong suốt hơn một thập kỷ qua, Xí nghiệp Công trình Giao thông Thủy lợi đã thực hiện tốt việc gắn kết phát triển hạ tầng với trách nhiệm cộng đồng.
CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

Bà Mai Kiều Liên cho rằng ngành sữa có dư địa lớn, cần cơ chế hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh đầu tư, nâng năng suất và cải thiện thu nhập để tăng trưởng bền vững.
Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Ông Đỗ Anh Tú từng giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023–2028 trước khi bất ngờ từ nhiệm toàn bộ chức vụ tại TPBank và Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) hồi tháng 3/2025.
Bamboo Airways bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, tiệm cận điểm hòa vốn năm 2025

Bamboo Airways bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, tiệm cận điểm hòa vốn năm 2025

Tại sự kiện ĐHĐCĐ bất thường năm 2025, các cổ đông của Bamboo Airways đã thống nhất bầu bổ sung các thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát mới nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Một số doanh nghiệp địa ốc như Nhà Khang Điền, Hodeco hay Gilimex đã chủ động mở rộng sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp – một phân khúc được đánh giá là giàu tiềm năng trong trung và dài hạn nhờ dòng tiền cho thuê ổn định.