Thứ bảy 05/10/2024 09:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Giải pháp giúp các DN khắc phục hậu quả cơn bão số 3 của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng

04/10/2024 11:13
Tại hội nghị giao ban báo chí định kỳ tuần thứ 40, chiều 03/10, ông Bùi Ngọc Hải - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã thông tin về Giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (Yagi).
aa
ông Bùi Ngọc Hải - Phó Trưởng ban Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đã thông tin về Giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (Yagi) của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng
Ông Bùi Ngọc Hải - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã thông tin về giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (Yagi) của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.

Ngay sau khi bão tan, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương, cơ quan, đoàn thể triển khai lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả do bão số 3, trong đó, khẩn trương hoàn thành cấp điện, nước, ổn định thông tin liên lạc, giao thông, môi trường, đảm bảo sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Ban Quản lý cũng đã khẩn trương thành lập nhiều đoàn công tác của các đồng chí lãnh đạo Ban, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp khảo sát, kiểm tra, nắm bắt tình hình tại doanh nghiệp, kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan và hướng dẫn, động viên các doanh nghiệp khắc phục hậu quả do bão gây ra; nhanh chóng đảm bảo cung cấp nguồn điện, nước, giao thông thông suốt, sẵn sàng các phương án ứng phó với lũ sau bão đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp (01 ngày sau bão).

Về phía các doanh nghiệp, đến nay 100% các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đã quay trở lại hoạt động sản xuất bình thường song song với việc khắc phục các hậu quả của bão. Các doanh nghiệp cũng đã chung tay ủng hộ Thành phố khắc phục sau bão như: Tập đoàn LG hỗ trợ 7,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam hỗ trợ 1,5 tỷ đồng; Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng hỗ trợ 420 triệu đồng; Công ty TNHH JVC Corp hỗ trợ 500 triệu đồng… Một số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đã thực hiện việc thăm hỏi, hỗ trợ các trường hợp công nhân, người lao động và gia đình chịu thiệt hại sau bão.

Ngày 18/9/2024, Ban Quản lý tổ chức Hội nghị lắng nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, trên cơ sở các chỉ đạo của Đảng, của Trung ương và Thành phố, Ban Quản lý đã giải đáp, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại sau bão, nhanh chóng khôi phục sản xuất.

Các giải pháp cụ thể được Ban Quản lý đưa ra thực hiện như sau:

Giải pháp 1: Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thực hiện kịp thời việc sửa chữa nguyên trạng các công trình bị ảnh hưởng do bão số 3; đảm bảo ổn định sản xuất. Ban Quản lý đã có Văn bản số 3999/BQL-QHXD ngày 08/9/2024, số 4289/BQL-QHXD ngày 26/9/2024 hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện giải pháp trên. Đồng thời, Ban Quản lý sẵn sàng giới thiệu các nhà thầu tư vấn thiết kế có uy tín, năng lực trên địa bàn thành phố để tham gia hỗ trợ công tác đánh giá hiện trạng, thiết kế sửa chữa, cải tạo hạng mục công trình theo hình thức miễn phí.

Giải pháp 2: Công đoàn khu kinh tế đã đề xuất Liên đoàn Lao động thành phố đến thăm, hỗ trợ hỗ trợ 06 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng sau bão, mỗi doanh nghiệp 10 triệu đồng.

Giải pháp 3: Giãn, hoãn tiến độ đối với các đoàn thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đang triển khai. Đối với các đoàn có trong kế hoạch nhưng chưa triển khai thì điều chỉnh thời gian sang đầu năm 2025. Giải pháp nêu trên đã được Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo tại Thông báo số 2291-TB/TU ngày 15/9/2024, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tại Văn bản số 6616/VP-TL ngày 16/9/2024.

Hiện nay, Ban Quản lý đã cho tạm dừng các cuộc kiểm tra giám sát đầu tư định kỳ hàng quý, kiểm tra về quy hoạch và xây dựng theo chức năng của Ban.

Giải pháp 4: Đề nghị các Công ty bảo hiểm đẩy nhanh quá trình thẩm định và bồi thường bảo hiểm đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại sau bão. Ngày 27/9/2024, Ban Quản lý đã tổ chức cuộc họp với đại diện lãnh đạo của các Công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp để trao đổi, tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ bồi thường bảo hiểm cho một số doanh nghiệp Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Deep C bị thiệt hại sau cơn bão số 3, giúp doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão, yên tâm phục hồi sản xuất.

Ban Quản lý đã có Văn bản số 4399/BQL-QHXD ngày 01/10/2024 đề nghị các Tổng Công ty bảo hiểm xem xét, chỉ đạo các Công ty Bảo hiểm thành viên tại thành phố Hải Phòng đẩy nhanh quá trình thẩm định, đánh giá thiệt hại sau bão số 3 đối với các doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoàn thành quá trình thẩm định và bồi thường bảo hiểm trong thời gian sớm nhất có thể; việc đánh giá và giải quyết thiệt hại được thực hiện theo từng hạng mục công trình (hạng mục được đánh giá hoàn thành công tác thẩm định trước thì bồi thường trước theo hình thức tạm ứng); nghiên cứu, xây dựng các gói bảo hiểm phù hợp để kịp thời ứng phó với những tình huống thiên tai nguy hiểm tương tự như bão số 3 có thể xảy ra trong tương lai.

Giải pháp 5: Đề nghị các Công ty kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN bị thiệt hại sau bão.

Giải pháp 6: Ban Quản lý đã cung cấp các thông tin, phối hợp cùng Cục Hải Quan thành phố Hải Phòng tạo điều kiện và rút ngắn thời gian thông quan, nhập khẩu các vật tư, vật liệu, thiết bị máy móc để cung cấp cho các doanh nghiệp kịp thời sửa chữa các hạng mục công trình bị ảnh hưởng sau bão.

Giải pháp 7: Ban Quản lý đã kịp thời rà soát, thống kê thiệt hại do cơn bão của các doanh nghiệp;gửi thông tin đến các cơ quan Thuế, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh thành phố Hải Phòng, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội… để các cơ quan chức năng kịp thời phối hợp hỗ trợ.

Giải pháp 8: Rà soát, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng từ các Trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề trên địa bàn thành phố để kịp thời đáp ứng các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng gấp; kết nối giữa các doanh nghiệp đang có nhu cầu về lao động thời vụ và các doanh nghiệp đang phải dừng sản xuất thỏa thuận, ký kết tạm thời chuyển nhượng người lao động để giảm bớt chi phí chi trả lương cho người lao động, đảm bảo duy trì, ổn định lực lượng lao động.

Đối với giải pháp này, Ban Quản lý đã có Văn bản số 4088/BQL-LĐ về việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN, KKT bị thiệt hại do bão số 3, gửi các doanh nghiệp, chủ đầu tư trong các KCN, KKT trên địa bàn thành phố, qua đó tổng hợp các thông tin về tình hình các doanh nghiệp bị thiệt hại và phải dừng sản xuất và cho người lao động nghỉ trên 1 tháng và các doanh nghiệp không bị thiệt hại hoặc thiệt hại nhẹ có nhu cầu tuyển dụng lao động, qua đó kết nối nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.

Giải pháp 9: Chăm lo, hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động bị thiệt mạng, bị thương phải nằm viện điều trị, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị hư hỏng, thiệt hại về nhà ở, hỗ trợ trẻ em mồ côi là con nguời lao động ảnh hưởng do cơn bão số 3; khuyến khích các doanh nghiệp chung tay hỗ trợ người lao động có gia đình bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3 được nghỉ làm để khắc phục hậu quả, đảm bảo 100% lương cơ bản cho người lao động trong những ngày ngừng việc để khắc phục hậu quả sau bão và trợ cấp người lao động bằng các quỹ phúc lợi xã hội tự có của doanh nghiệp,

Công đoàn Khu kinh tế đã có Hướng dẫn số 05/HD-CĐKKT ngày 17/9/2024 về việc chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do bão số 3 năm 2024 và văn bản số 212/CĐKKT ngày 20/9/2024 về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 năm 2024 và thực hiện trợ cấp, hỗ trợ người lao động thuộc các đối tượng nêu trên.

Giải pháp 10: Sau bão số 3, việc rà soát, tăng cường năng lực ứng phó thiên tai là nhiệm vụ cấp bách đối với các KCN, KKT tại thành phố Hải Phòng. Để chủ động hơn trong việc ứng phó với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt trong tương lai, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Xây dựng kế hoạch, kịch bản phòng, chống thiên tai; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức; nâng cấp cơ sở hạ tầng KCN, đặc biệt là hệ thống thoát nước.

​Ban Quản lý đã chủ động rà soát các Khu công nghiệp có hiện tượng ngập lụt trong đợt bão số 3; đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước tại các KCN như: Bổ sung trạm bơm, tăng kích thước và bổ sung cống thoát nước tại KCN Đồ Sơn; bổ sung trạm bơm chống lụt, cải tạo kênh Hoàng Lâu để phục vụ thoát nước KCN An Dương và KCN Tràng Duệ; duy tu, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường giao thông và thoát nước tại KCN Đình Vũ, KCN MP Đình Vũ…

Tin bài khác
4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số

4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ TT&TT, 4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số là: Khiêm tốn, học hỏi; thích ứng; có tầm nhìn xa và tương tác.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng

Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 306.312 tỷ đồng

Lũy kế trong 9 tháng, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 9 tháng, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt hơn 24,78 tỷ USD

Trong 9 tháng, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt hơn 24,78 tỷ USD

Đến hết tháng 9/2024, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ, cùng với vốn thực hiện 17,3 tỷ USD, tăng 8,9%.
Lào Cai chật vật xóa đói giảm nghèo sau bão

Lào Cai chật vật xóa đói giảm nghèo sau bão

Lào Cai đang đối mặt với nhiều thách thức trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Nhiệm vụ này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi bão số 3 gây hậu quả năng nề.
Bình Dương cần nắm bắt cơ hội bứt phá trong thu hút đầu tư

Bình Dương cần nắm bắt cơ hội bứt phá trong thu hút đầu tư

Theo hướng khai thác tối đa nội lực và thu hút đầu tư ngoại lực, Bình Dương sẽ khẳng định vị thế trong giai đoạn phát triển tiếp theo.