Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay giữ ổn định so với ngày hôm qua 23/4. Thị trường lượng ít, gạo xuất khẩu các loại tương đối ổn định.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 24/4/2025: Tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo giữ đà ổn định |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, gạo 50404, OM380 nguồn ít, giá chào vững, nhu cầu hỏi mua cầm chừng, giá ít biến động. Tại An Giang, ít gạo đẹp, kho mua lai rai, lựa gạo, đứng giá. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lương về ít, gạo các loại ít biến động.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng ít, kho mua vào chậm, giá ổn định. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng về khá, gạo mới chung chung khó bán, giá ít biến động.
Với mặt hàng gạo, tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định, không ghi nhận biến động mới. Trong đó, giá gạo nguyên liệu OM 18 được giao dịch ở mức 10.200 - 10.400 đồng/kg; giá gạo Jasmine hiện ở mức 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 giữ vững ở mức 7.700 - 7.850 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 hiện ở mức 9.600 – 9.750 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu IR 504 hiện ở mức 7.800 - 8.000 đồng/k; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 7.600 - 7.800 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 9 vẫn giữ ổn định ở mức 6.550 - 6.750 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 24/4/2025. |
Tại các chợ lẻ, giá gạo tại các chợ An Giang đi ngang. Cụ thể, giá các loại gạo thơm trong khoảng 18.000 - 22.000 đồng/kg; gạo thường bán lẻ vẫn được niêm yết từ 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Thị trường nếp hôm nay không có điều chỉnh mới. Hiện, giá nếp IR 4625 (tươi) giữ vững ở mức 7.700 – 7.900 đồng/kg; giá nếp IR 4625 ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 24/4/2025. |
Mặt hàng phụ phẩm
Với phụ phẩm, giá tấm 2 được báo giá ở mức 7.100 - 7.200 đồng/kg; giá trấu ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg; giá cám hiện ở mức 6.300 - 6.400 đồng/kg; Nguyên liệu CL 555 hiện ở mức 8.300 - 8.600 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 24/4/2025. |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, lúa Hè Thu sớm nông dân chào bán lai rai, thương lái hỏi mua vẫn chậm. Tại Sóc Trăng, gia dịch mua bán chậm, giá lúa thơm biến động. Tại Long An, bạn hàng hỏi mua lai rai, thương lái chủ yếu lấy lúa đã cọc, giá chững.
Tại An Giang, nguồn ít, giao dịch mua bán chậm, giá biến động nhẹ. Tại Trà Vinh, lúa đã vãn đồng, giá đứng. Tại Bạc Liêu, nguồn ít dần, đa số diện tích lúa thơm đã được cọc, giao dịch mua bán chậm.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay tiếp tục vững giá so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá lúa OM 5451 hiện ở mức 6.500 - 6.700 đồng/kg; giá lúa Đài Thơm 8 và OM 18 (tươi) cùng giao dịch trong khoảng 6.900 - 7.050 đồng/kg; lúa thơm hiện ở mức 6.550 - 7.000 đồng/kg; lúa thường ở mức 5.800 - 6.400 đồng/kg; lúa IR 50404 và OM 380 (tươi) trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg…
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 24/4/2025. |
Tại thị trường xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, giá gạo tại các quốc gia sản xuất hàng đầu vẫn duy trì ổn định trong ngày giữa tuần. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo loại tiêu chuẩn 100% tấm đang ở mức giá 317 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 367 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện đang ở mức 394 USD/tấn. Mức giá này tương đương gạo 5% tấm có giá 394 USD/tấn của Thái Lan và cao hơn so với 389 USD/tấn của Pakistan và 376 USD/tấn của Ấn Độ.
Theo Spglobal, Trung Quốc có khả năng sẽ gia tăng nhập khẩu gạo khi giá gạo trắng quốc tế giảm, trong bối cảnh Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo, làm tăng nguồn cung trên thị trường trong khi nhu cầu vẫn yếu. Điều này được cho là sẽ định hình lại động lực nhu cầu của Trung Quốc khi người mua tìm kiếm những nguồn cung cạnh tranh nhất từ các quốc gia xuất khẩu gạo tại châu Á.
Cơ quan Dịch vụ Nông nghiệp Nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nhập khẩu gạo xay xát của Trung Quốc sẽ tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 2,1 triệu tấn trong niên vụ 2025–2026 (từ tháng 7 đến tháng 6). Nguyên nhân là do “Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm”, dẫn đến “nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào”.
Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu gạo tấm để phục vụ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol. Các nguồn tin cho biết người mua Trung Quốc cũng mua gạo trắng 5% tấm, đặc biệt là vào đầu mùa thu hoạch, cùng với một số giống gạo đặc biệt.
Nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong niên vụ 2024 - 2025 dự kiến sẽ tăng so với năm ngoái. Tuy nhiên, quy mô của nhu cầu đó sẽ phụ thuộc vào diễn biến giá và mức độ cạnh tranh của gạo tấm Ấn Độ so với các lựa chọn khác như Pakistan, Việt Nam…