Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, gạo các loại trong nước và lúa tươi ít biến động.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 17/7/2025: Giá lúa giữ xu hướng ổn định, gạo nguyên liệu nhích nhẹ |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, lượng ít, giá gạo trong nước ít biến động. Tại An Giang, kho mua lai rai gạo thơm, gạo dẻo, giao dịch mua bán khá, giá ít biến động. Tại khu vực Lấp Vò (Đồng Tháp), về lượng ít, giá bình ổn. Tại khu vực Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng lai rai, giá vững, giao dịch mua bán lai rai.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về ít, kho chợ mua đều, bình giá. Tại An Cư - Đồng Tháp mới (Cái Bè, Tiền Giang cũ), về lượng lai rai, giao dịch mua cầm chừng, giá biến động không nhiều.
Giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay giữ đà tăng nhẹ. Cụ thể, gạo nguyên liệu CL 555 tăng 50 đồng/kg, dao động trong khoảng 8.250 – 8.350 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu OM 380 giữ ổn định ở mức 7.700 – 7.850 đồng/kg; IR 504 duy trì ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18 hiện ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; OM 5451 có giá 9.000 – 9.150 đồng/kg;…
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 17/7/2025 |
Tại các chợ dân sinh, mặt hàng gạo bán lẻ không thay đổi. Cụ thể, gạo Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg; gạo thường hiện ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen vẫn giữ mức cao nhất với giá 28.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 - 22.000 đồng/kg.
Phân khúc nếp duy trì đi ngang. Cụ thể, giá nếp IR 4625 tươi hiện ở mức 7.300 – 7.500 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg; nếp IR 4625 (khô) duy trì ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 17/7/2025 |
Mặt hàng phụ phẩm
Mặt hàng phụ phẩm giảm nhẹ so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá cám giảm 100 đồng/kg, xuống mức 7.500 – 7.600 đồng/kg. Trong khi giá tấm thơm IR 504 ổn định ở mức 7.000 – 7.300 đồng/kg; giá trấu hiện ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 17/7/2025 |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, giao dịch mua bán đều, giá ít biến động. Tại Đồng Tháp, nguồn lúa nông dân chào bán khá, nhu cầu mua chậm, giá ổn định. Tây Ninh mới (Long An cũ), giao dịch mua bán lai rai, giá tương đối ổn định.
Tại An Giang, thương lái mua đều, giao dịch chốt khá, giá ổn định. Tại Hậu Giang (Cần Thơ mới), nhu cầu mua mới khá, giá lúa chững.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa tiếp tục duy trì chuỗi ngày bình ổn. Cụ thể, giá lúa OM 18 (tươi) ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; lúa OM 5451 (tươi) dao động mức 5.900 - 6.000 đồng/kg; IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) hiện ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; OM 380 duy trì ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 17/7/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam không biến động so với phiên hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 25% tấm ở mức 357 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn; gạo 5% tấm giảm 5 USD/tấn.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Ấn Độ đứng ở mức thấp hơn, lần lượt đạt 374 USD/tấn và 375 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Pakistan được chào bán ở mức cao nhất là 388 USD/tấn.
Trong bối cảnh thu hoạch chính vụ sẽ hoàn tất vào cuối năm, Bộ Thương mại Thái Lan đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân và thúc đẩy xuất khẩu gạo, nhằm đối phó với tình trạng giá lúa giảm và thị trường tiêu thụ ngày càng thu hẹp.
Theo Bangkok Post, Bộ trưởng Thương mại Jatuporn Buruspat nhấn mạnh rằng gạo vẫn là mặt hàng nông sản chiến lược của Thái Lan. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường xuất khẩu đang gặp không ít khó khăn: trong 5 tháng đầu năm, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 3,05 triệu tấn gạo, giảm tới 25,6% về lượng và 34% về giá trị so với cùng kỳ 2024.
Nguyên nhân chính là sự rút lui tạm thời của Indonesia – đối tác nhập khẩu quan trọng nhất – cùng với các rào cản thuế quan tại Mỹ. Trong khi đó, tại những thị trường lớn như Philippines, gạo Thái đang lép vế trước gạo Việt Nam cả về giá cả lẫn chất lượng, với lượng xuất khẩu chỉ đạt 125.000 tấn trong nửa đầu năm.
Dù sản lượng lúa vụ 2025–2026 dự kiến tăng hơn 5%, triển vọng xuất khẩu lại không mấy sáng sủa. Mức giá gạo hiện tại dao động khá thấp: gạo chưa xay xát 15% độ ẩm chỉ từ 6.400–7.400 baht/tấn; gạo jasmine cao cấp cũng chỉ đạt khoảng 15.500–16.300 baht/tấn.
Ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, lo ngại mục tiêu 7,5 triệu tấn xuất khẩu năm nay khó hoàn thành, có thể chỉ đạt khoảng 7 triệu tấn – mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Thái Lan giờ đây không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với Việt Nam và Ấn Độ, mà còn đối mặt với bài toán dài hạn: làm sao vừa giữ được giá, vừa bảo vệ thu nhập bền vững cho người trồng lúa.