Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay biến động nhẹ. Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, giao dịch mua bán vắng.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 15/7/2025: Giá gạo trong nước nhích nhẹ, lúa tươi giữ giá |
Giá gạo trong nước
Giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ 200 – 300 đồng/kg so với cuối tuần trước. Cụ thể, gạo nguyên liệu OM 380 tăng 300 đồng/kg so với cuối tuần trước, lên mức 7.700 – 7.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu CL 555 cũng tăng 200 đồng/kg, dao động trong khoảng 8.200 – 8.300 đồng/kg. Trong khi giá gạo nguyên liệu IR 504 duy trì ổn định ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18 dao động ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; OM 5451 có giá 9.000 – 9.150 đồng/kg;…
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 15/7/2025 |
Tại các chợ dân sinh, mặt hàng gạo bán lẻ duy trì đi ngang. Cụ thể, Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg; gạo thường hiện ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen vẫn giữ mức cao nhất với giá 28.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 - 22.000 đồng/kg.
Phân khúc nếp không ghị nhận điều chỉnh mới. Cụ thể, giá nếp IR 4625 tươi hiện ở mức 7.300 – 7.500 đồng/kg; nếp IR 4625 (khô) duy trì ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 15/7/2025 |
Mặt hàng phụ phẩm
Mặt hàng phụ phẩm bình ổn so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá tấm thơm IR 504 hiện ở mức 7.000 – 7.300 đồng/kg; giá cám ổn định ở mức 8.100 – 8.250 đồng/kg; giá trấu hiện ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 15/7/2025 |
Giá lúa trong nước
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa bình giá so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá lúa OM 18 (tươi) ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; giá lúa OM 5451 (tươi) dao động mức 5.900 - 6.000 đồng/kg; giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; giá lúa Nàng Hoa 9 ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) hiện ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; OM 380 duy trì ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 15/7/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ ổn đinh so với phiên hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 25% tấm ở mức 357 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn; gạo 5% ở mức 382 USD/tấn cao hơn 4 USD/tấn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan và 5 USD/tấn so với gạo Ấn Độ.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Pakistan đang được báo giá ở mức cao nhất là 390 USD/tấn.
Theo Bloomberg, ngày 9/7, giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan giảm còn 390 USD/tấn, thấp nhất trong gần 8 năm. Tại Ấn Độ, nguồn cung cải thiện nhờ mưa gió mùa dồi dào cũng tạo áp lực giảm giá lên thị trường.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2025 - 2026 được dự báo đạt kỷ lục, giúp tăng dự trữ và giảm bớt lo ngại về an ninh lương thực. Trước đó, năm 2024, giá gạo từng leo lên đỉnh cao nhất 15 năm do lo ngại về nguồn cung và nhu cầu tăng mạnh.
Đáng chú ý, Ấn Độ đang triển khai nhiều chính sách nhằm giải phóng nguồn dự trữ. Chính phủ nước này đang xem xét mở rộng bán gạo tấm từ kho dự trữ ra thị trường tự do, nhằm tăng nguồn cung phục vụ xuất khẩu và sản xuất ethanol. Một chương trình thí điểm cũng đã được áp dụng để giảm tỷ lệ gạo tấm trong gạo phân phối qua hệ thống an sinh xã hội, từ 25% xuống 10%, phần còn lại được chuyển sang sử dụng trong công nghiệp.
Theo các nguồn tin của Bloomberg, kế hoạch này giúp Tập đoàn Lương thực Ấn Độ (FCI) giảm lượng dự trữ dư thừa và cung cấp gạo chất lượng cao hơn cho các hộ nghèo. Ngành sản xuất ethanol cũng được hưởng lợi khi có thêm nguồn nguyên liệu giá rẻ. Tuy nhiên, Bộ Lương thực Ấn Độ vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về các đề xuất trên.