Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay tiếp tục tăng nhẹ. Thị trường gạo các loại bình ổn.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 12/7/2025: Giá gạo xuất khẩu đi ngang, lúa tươi tiếp đà tăng |
Giá gạo trong nước
Trong phiên giao dịch sáng nay 12/7, giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giữ vững ổn định. Cụ thể, hiện gạo nguyên liệu OM 18 dao động ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 hiện ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu CL 555 thu mua ở mức 8.300 – 8.400 đồng/kg; OM 380 ở mức 7.850 – 7.900 đồng/kg; OM 5451 có giá 9.000 – 9.150 đồng/kg;…
Tại các chợ dân sinh, mặt hàng gạo bán lẻ không biến động. Cụ thể, gạo thường hiện ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen vẫn giữ mức cao nhất với giá 28.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 - 22.000 đồng/kg; Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 12/7/2025 |
Phân khúc nếp bình ổn. Cụ thể, nếp IR 4625 (khô) duy trì ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg; giá nếp IR 4625 tươi hiện thu mua ở mức 7.300 – 7.500 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 12/7/2025 |
Mặt hàng phụ phẩm
Mặt hàng phụ phẩm giảm nhẹ so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá tấm thơm IR 504 giảm 100 đồng/kg, xuống còn 7.000 – 7.300 đồng/kg. Trong khi giá cám ổn định ở mức 8.100 – 8.250 đồng/kg; giá trấu hiện ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 12/7/2025 |
Giá lúa trong nước
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa giữ đà tăng so với phiên hôm qua. Cụ thể, hiện lúa tươi OM 18 tăng 100 đồng/kg, lên mức 6.100 – 6.200 đồng/kg. Trong khi đó, giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; giá lúa Nàng Hoa 9 ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) hiện ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; OM 380 duy trì ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg; lúa OM 5451 (tươi) ở mức 5.900 - 6.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 12/7/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tuần này tiếp tục lặng sóng, với giá tại Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi Thái Lan và Việt Nam giữ giá ổn định trong bối cảnh nhu cầu yếu và tâm lý chờ đợi bao trùm các nhà nhập khẩu.
Theo Reuters, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giảm xuống 380 - 385 USD/tấn, trong khi gạo trắng cùng loại dao động ở mức 374 - 380 USD/tấn. Một nhà giao dịch tại New Delhi cho biết, người mua đang trì hoãn đơn hàng do giá vẫn trong xu hướng điều chỉnh ở các quốc gia xuất khẩu lớn.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giữ ở mức 380 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước. Trong khi đó, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 382 USD/tấn, ổn định từ đầu tháng 7. Tuy nhiên, các thương nhân tại TP. Hồ Chí Minh nhận định không có hợp đồng mới đáng kể được đàm phán.
Tình trạng nguồn cung chưa khởi sắc, trong khi vụ thu hoạch mới sắp diễn ra tại nhiều nước vào đầu tháng 8, khiến các nhà phân tích dự báo giá có thể giảm tiếp. The Hindu Businessline cho biết, chỉ số giá gạo toàn phần của FAO đang ở gần mức thấp nhất trong 5 năm, với gạo trắng 5% tấm của Thái Lan đã trượt dưới mốc 400 USD/tấn.
Bức tranh giá càng chịu thêm áp lực khi các tổ chức toàn cầu như FAO, USDA và BMI (Fitch Solutions) đều nâng dự báo sản lượng vụ mùa 2025 - 2026, dựa trên điều kiện thời tiết thuận lợi. Sản lượng tại Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Việt Nam đều được điều chỉnh tăng, góp phần củng cố nguồn cung toàn cầu.
Riêng Việt Nam, xuất khẩu gạo tháng 6 đạt 526.000 tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính phủ cũng cho biết sắp ký một thỏa thuận thương mại mới với Indonesia, kỳ vọng mở rộng đầu ra sau thời gian xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm.