Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay tăng giảm trái chiều. Thị trường lượng ít, một số mặt hàng gạo nguyên liệu xuất khẩu và lúa tươi biến động trái chiều so với hôm qua và đầu tuần.
![]() |
Giá lúa gạo hôm nay 10/7/2025: Giá lúa gạo biến động trái chiều |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, lượng gạo về ít, kho hỏi mua lai rai tùy loại, giá ít biến động. Tại An Giang, kho hỏi mua các loại gạo chậm, giá tương đối ổn định. Tại khu vực Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng về ít, giá ít biến động. Tại khu vực Sa Đéc (Đồng Tháp), về lượng lai rai, giá ít biến động, giao dịch mua bán vẫn chậm.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), gạo ngang về lượng khá, gạo thơm lương ít, kho chợ mua đều, bình giá. Tại An Cư - Đồng Tháp mới (Cái Bè, Tiền Giang cũ), về lượng ít, giao dịch mua bán chậm, giá ít biến động.
Trong phiên giao dịch sáng nay 10/7, giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động trái chiều. Cụ thể, hiện gạo nguyên liệu OM 18 tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức 9.600 - 9.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 giảm 100 đồng/kg, dao động ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg. Trong khi các loại gạo khác ổn định, gạo nguyên liệu CL 555 thu mua ở mức 8.300 – 8.400 đồng/kg; OM 380 ở mức 7.850 – 7.900 đồng/kg; OM 5451 có giá 9.000 – 9.150 đồng/kg;…
![]() |
Bảng giá gạo hôm nay 10/7/2025 |
Tại các chợ dân sinh, mặt hàng gạo bán lẻ không đổi. Cụ thể, gạo thường hiện ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen vẫn giữ mức cao nhất với giá 28.000 đồng/kg; gạo thơm Thái 20.000 - 22.000 đồng/kg; Hương Lài niêm yết 22.000 đồng/kg.
Phân khúc nếp không biến động. Cụ thể, nếp IR 4625 (khô) duy trì ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg; giá nếp IR 4625 tươi hiện thu mua ở mức 7.300 – 7.500 đồng/kg; nếp 3 tháng khô ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá nếp hôm nay 10/7/2025 |
Mặt hàng phụ phẩm
Mặt hàng phụ phẩm ổn định so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá tấm dao động ở mức 7.300 - 7.400 đồng/kg; giá cám ổn định ở mức 8.100 – 8.250 đồng/kg; giá trấu hiện ở mức 1.000 - 1.150 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 10/7/2025 |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, lúa Hè Thu thu giao dịch mua bán chậm, giá biến động. Tại Tây Ninh mới (Long An cũ), lúa thu hồi khá, nông dân chào giá lúa OM18 và 5451 nhích nhẹ, giao dịch mua bán khởi sắc. Tại Kiên Giang cũ (An Giang mới), nguồn lúa thu hoạch lai rai, giao dịch mua bán ngưng trễ, giá ít biến động.
Tại Hậu Giang (Cần Thơ mới), Thương lái chậm mua, giá lúa chững. Tại An Giang, giao dịch mua bán chậm, nông dân neo giá chào bán cao, thương lái hỏi mua lai rai, giá biến động. Tại Đồng Tháp, nguồn lúa nông dân chào bán khá, sức mua chậm, giá tương đối ổn định.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa tăng giảm trái chiều so với phiên hôm qua. Cụ thể, giá lúa Nàng Hoa 9 tiếp tục tăng 200 đồng/kg, dao động ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg; giá lúa OM 18 (tươi) giảm 100 đồng/kg, dao động ở mốc 6.000 - 6.100 đồng/kg. Trong khi giá các loại lúc khác không đổi, lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mức 6.100 - 6.200 đồng/kg; OM 380 duy trì ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg; giá lúa IR 50404 (tươi) hiện ở mức 5.800 - 6.000 đồng/kg; lúa OM 5451 (tươi) hiện ở mức 5.900 - 6.000 đồng/kg.
![]() |
Bảng giá lúa hôm nay 10/7/2025 |
Tại thị trường xuất khẩu
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không biến động so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 25% tấm ở mức 357 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn; gạo 5% ở mức 382 USD/tấn.
Việt Nam dự kiến sẽ sớm ký kết một thỏa thuận thương mại gạo dài hạn với Indonesia trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu, sau khi kim ngạch gạo sang thị trường này giảm tới 97% trong nửa đầu năm, theo Reuters.
Thông tin được công bố sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Brazil. Dù là một trong những khách hàng quan trọng của gạo Việt Nam, Indonesia chỉ nhập 19.000 tấn trong 6 tháng đầu năm 2025 - mức thấp đáng kể do nước này đang có tồn kho cao.
Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan. Chính phủ kỳ vọng thỏa thuận lần này không chỉ giúp ổn định đầu ra bền vững cho gạo Việt, mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Indonesia trong dài hạn.
Cùng lúc, Indonesia đang nâng kỳ vọng sản lượng gạo năm 2026 lên 33,8 triệu tấn, cao hơn đáng kể so với mức 32 triệu tấn đưa ra trước đó. Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Andi Amran Sulaiman, kế hoạch tăng sản lượng sẽ được hỗ trợ bởi nhiều chương trình chiến lược như mở rộng đất trồng, cải thiện giống lúa và thúc đẩy nông nghiệp hậu cần.
Giữa bối cảnh Indonesia nâng cao năng lực tự cung, việc ký kết thỏa thuận gạo với Việt Nam càng mang ý nghĩa chiến lược, thể hiện nỗ lực đa phương trong đảm bảo ổn định thị trường lương thực khu vực.