Xuất khẩu cao su Việt Nam 2025 đặt mục tiêu trên 11 tỷ USD Bình Phước: Bài toán cho thị trường xuất khẩu cao su Xuất khẩu cao su Việt Nam dự báo đạt 3 - 3,5 tỷ USD trong năm 2024 |
![]() |
Trong vài năm tới, cao su sẽ trở thành một trong những nông sản đắt giá và quan trọng nhất trên thị trường toàn cầu do lo ngại từ nguồn cung - cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu. |
Cao su toàn cầu dự kiến sẽ tăng vọt do biến đổi khí hậu
Theo Bloomberg, trong vài năm tới, cao su sẽ trở thành một trong những nông sản đắt giá và quan trọng nhất trên thị trường toàn cầu. Cụ thể, giá cao su tương lai giao dịch tại Tokyo đã tăng khoảng 40% kể từ đầu năm 2024, biến cao su thành một trong những mặt hàng nông sản có hiệu suất tốt nhất, cùng với ca cao và cà phê. Kể cả sau khi thị trường cao su đã có một đợt bán tháo lớn vào tháng 10 năm ngoái, giá cao su toàn cầu đã tăng thêm 10% kể từ tháng 11, đưa thị trường này bước vào một kỷ nguyên mới.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2024, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 2 triệu tấn, trị giá 3,4 tỷ USD. Đây là mức kim ngạch xuất khẩu cao su cao nhất từ trước tới nay. Trước đây, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt cao nhất vào năm 2022 với 3,3 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân cao su trong cả năm 2024 đạt 1.701 USD/tấn, cao hơn khá nhiều so với giá bình quân năm 2023 là 1.350 USD/tấn.
Sự biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá của cao su, phía cung và cầu. Quá trình chuyển đổi năng lượng xanh đồng nghĩa với việc thế giới sẽ cần nhiều cao su hơn bao giờ hết. Theo ước tính của Bloomberg, nhu cầu cao su toàn cầu có thể tăng thêm khoảng 15 triệu tấn so với hiện tại. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang khiến việc sản xuất loại nông sản này trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, sự "bùng nổ" của thị trường xe điện đã tạo cú hích lớn cho ngành cao su. Do sử dụng pin dung lượng cao, nên những xe điện sẽ nặng hơn các loại xe thông thường. Kết hợp với khả năng tăng tốc nhanh hơn, khiến những chiếc lốp xe điện sẽ dễ hao mòn hơn hẳn so với xe chạy xăng. Khoảng 75% lượng cao su toàn cầu đang được sử dụng cho một sản phẩm duy nhất là lốp xe như vật liệu không thể thiếu nhờ đặc tính bền bỉ của cao su. Hầu hết lốp xe đều sử dụng cao su tổng hợp cho thành lốp và lớp nền, kết hợp với cao su tự nhiên tại vành đai lốp ở bên ngoài.
The ông Scott Clark, Phó chủ tịch điều hành tại tập đoàn lốp xe Michelin, xe điện tiêu thụ lốp nhanh hơn khoảng 20% so với xe thông thường. Với việc xe điện đã chiếm 50% thị trường tại Trung Quốc, ngày càng lớn xe ô tô toàn cầu sẽ cần phải thay lốp cao su thường xuyên hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, yếu tố nguồn cung cũng đang khiến giá cao su tăng vọt. Trên thực tế, cây cao su vốn rất nhạy cảm với khí hậu, cần nhiệt độ tăng trưởng từ 26 - 28 độ C và một lượng mưa lớn. Thời tiết ban đêm cũng phải tương đối mát mẻ vì mủ cao su được khai thác vào thời gian này sẽ chảy nhiều hơn.
Hầu hết cao su trên thế giới được trồng ở Đông Nam Á, với khoảng 33% sản lượng từ Thái Lan, 20% sản lượng từ Indonesia và 10% sản lượng từ Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng nóng lên toàn cầu đã làm biến đổi khí hậu tại những khu vực trồng cao su thiết yếu nhất.
Tại Thái Lan, đất nước này đang chứng kiến sự dịch chuyển các đồn điền cao su từ phía nam lên phía bắc, do có khí hậu mát mẻ hơn. Điều này cũng làm tăng nguy cơ phá rừng làm đồn điền ở các khu vực mới, đặc biệt trong bối cảnh các quy của Liên minh châu Âu về chống phá rừng dự kiến có hiệu lực vào năm 2026.
Mặt khác, lũ lụt ở miền nam Thái Lan vào đầu tháng 12 năm ngoái cũng đã làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm nguồn cung cao su. Chính phủ nước này ước tính, sản lượng cao su Thái Lan sẽ giảm khoảng 320.000 tấn trong năm nay, tương đương với khoảng 2% mức tiêu thụ cao su toàn cầu.
Cây cọ đang dần "soán ngôi" cây cao su ở một số quốc gia Đông Nam Á
Theo một nghiên cứu tại Sri Lanka vào năm 2024, lợi nhuận trên một hecta từ cây cọ dầu cao gấp 20 lần so với cây cao su. Cây cọ thường mất ít thời gian hơn để phát triển đến khi trưởng thành và cần ít công nhân hơn để thu hoạch. Do đó, chúng mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều cho người nông dân so với cao su.
Điều này đã dẫn đến việc hàng loạt các đồn điền tại Đông Nam Á đã chuyển sang trồng cây cọ thay vì cây cao su. Ước tính tại Malaysia và Indonesia, mỗi năm có khoảng 10.500 ha được chuyển đổi canh tác từ cây cao su sang cây cọ.
Trên thực tế, diện tích trồng cây cao su trên toàn cầu đã giảm dần qua các năm. Tại Ấn Độ, diện tích trồng cao su đã giảm khoảng 102.000 ha, tương đương 20% tổng diện tích kể từ năm 2010.
Nhưng quy định về chống phá rừng của EU sẽ có thể tiếp tục thu hẹp diện tích đất canh tác cao su, do cách mở rộng đất trồng cây thường thấy nhất là thông qua việc chặt phá rừng nguyên sinh. Điều đó đồng nghĩa với việc các cây cao su sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp nông nghiệp khác có lợi nhuận cao hơn tại những vùng đất trồng đã canh tác.
Một thách thức lớn khác đối ngành cao su nằm ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ và năng suất giảm dần. Tại Thái Lan, năng suất sản xuất cao su đã giảm 27% kể từ năm 2004, trong khi Indonesia cũng ghi nhận mức sụt giảm tương tự kể từ năm 2017. Trong bối cảnh đó, ngành cao su toàn cầu đang đứng trước "bài toán" khó về việc cân bằng giữa nhu cầu tăng cao và nguồn cung hạn chế.