Giá cà phê cập nhật lúc 06:40:01 ngày 15/5/2025 theo trang giacaphe.com, thị trường cà phê trong nước chứng kiến đợt tăng giá mạnh tại khu vực Tây Nguyên, với mức điều chỉnh tăng 2.400 – 2.500 đồng/kg so với ngày trước đó. Đây là phiên tăng giá thứ hai liên tiếp sau chuỗi ngày giằng co quanh ngưỡng 125.000 đồng/kg.
Trên thị trường quốc tế, giá cà phê trên sàn London và New York đảo chiều giảm mạnh. Cụ thể, robusta kỳ hạn tháng 7/2025 giảm 119 USD/tấn (– 2,32%), xuống mức 5.010 USD/tấn. Tương tự, giá cà phê arabica New York kỳ hạn tháng 7/2025 giảm mạnh 11.55 cent/Ib (- 3,07%), xuống mức 364.80 cent/Ib.
![]() |
Giá cà phê hôm nay 15/5/2025: Giá cà phê trong nước bật tăng mạnh, thế giới bất ngờ "quay xe" lao dốc trước áp lực tồn kho |
Giá cà phê trong nước hôm nay
Giá cà phê trong nước hôm nay 15/5, tại khu vực Tây Nguyên tăng mạnh trở lại, với mức tăng 2.400 – 2.500 đồng/kg so với ngày hôm qua, lên mức 128.000 – 128.500 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi điều chỉnh tăng 2.500 đồng/kg, giá cà phê tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông được thu mua ở mức cao nhất là 128.500 đồng/kg.
Tại Gia Lai, giá cà phê được giao dịch ở mức 125.400 đồng/kg, tăng 2.400 đồng/kg.
Riêng tại Lâm Đồng giá cà phê được thu mua ở mức 128.000 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg.
Từ ngày 1/4, Việt Nam chính thức được bổ sung vào danh sách quốc gia đủ điều kiện giao hàng theo Hợp đồng kỳ hạn cà phê arabica “C” của Sàn ICE (Mỹ), với lô đầu tiên gồm 37.500 pound. Động thái này giúp đa dạng hóa nguồn cung toàn cầu, giảm áp lực thiếu hàng tại các cảng đến.
Cà phê tiếp tục là mặt hàng giữ giá ổn định nhờ nhu cầu tiêu dùng bền vững, sự đa dạng về sản phẩm và phân khúc giá. Giới phân tích nhận định nếu Mỹ miễn thuế hoàn toàn, giá cà phê có thể tăng tiếp mà không ảnh hưởng đến sức mua.
Giá cà phê hôm nay trên thị trường thế giới
Trong phiên giao dịch kết thúc sáng ngày 15/5, trái ngược hoàn toàn với diễn biến trong nước, thị trường cà phê thế giới trải qua phiên điều chỉnh giảm mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 15/5: Giá cà phê robusta tại sàn London đảo chiều giảm mạnh. Cụ thể, tại kỳ giao hàng tháng 7/2025, giảm 119 USD/tấn (– 2,32%), xuống mức 5.010 USD/tấn; tại kỳ giao hàng tháng 9/2025, giảm 104 USD/tấn (– 2,04%), xuống mức 4.987 USD/tấn; tại kỳ giao hàng tháng 11/2025, giảm 100 USD/tấn (– 1,98%), xuống mức 4.902 USD/tấn;…
![]() |
Cập nhật: 15/05/2025 lúc 06:40:01 (delay 10 phút) |
Tương tự, giá arabica trên sàn New York quay đầu giảm. Cụ thể, tại kỳ giao hàng tháng 7/2025 giảm mạnh 11.55 cent/Ib (- 3,07%), xuống mức 364.80 cent/Ib; kỳ giao hàng tháng 9/2025 giảm 10.45 cent/Ib (- 2,81%), xuống mức 361.80 cent/Ib; kỳ giao hàng tháng 12/2025 giảm 8.85 cent/Ib (- 2,42%), xuống mức 357.45 cent/Ib;…
![]() |
Cập nhật: 15/05/2025 lúc 06:40:01 (delay 10 phút) |
Giới đầu tư lo ngại áp lực cung đang quay trở lại khi lượng tồn kho cà phê do ICE giám sát tăng trở lại mức cao nhất trong vòng nhiều tháng.
Theo số liệu mới nhất từ Barchart, Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafé), xuất khẩu cà phê xanh của Brazil trong tháng 4/2025 đã lao dốc mạnh 29,1% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 2,78 triệu bao – mức thấp đáng chú ý trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này vừa trải qua một năm 2024 xuất khẩu kỷ lục. Có thể thấy sự suy giảm tập trung chủ yếu ở dòng robusta: Arabica giảm nhẹ hơn, ở mức 17,4%, xuống 2,68 triệu bao. Trong khi đó, robusta (Conilon) gần như “bốc hơi” khỏi thị trường xuất khẩu, chỉ còn 103.577 bao, giảm tới 84,9%, tương đương chưa bằng 1/6 so với cùng kỳ năm trước.
Dù tháng 4 ghi nhận sự sụt giảm rõ nét, lũy kế 10 tháng đầu niên vụ 2024 – 2025 (từ tháng 7/2024 đến tháng 6/2025), xuất khẩu cà phê nhân xanh của Brazil vẫn tăng nhẹ 0,28%, đạt 36,44 triệu bao. Trong đó: Arabica tiếp tục đóng vai trò chủ lực với 30,55 triệu bao, tăng 2,55% so với cùng kỳ niên vụ trước. Robusta (Conilon) giảm mạnh 9,92%, chỉ còn 5,9 triệu bao – phản ánh xu hướng chuyển hướng tiêu dùng nội địa ngày càng tăng cùng với sự cạn kiệt nguồn hàng trước vụ thu hoạch mới vừa bắt đầu.
Theo các chuyên gia, đà giảm robusta trong hai tháng gần đây cũng là hệ quả tất yếu sau giai đoạn tăng tốc xuất khẩu mạnh mẽ trong nửa đầu niên vụ – khi giá toàn cầu đạt đỉnh cao hiếm thấy.
Điểm sáng của niên vụ năm nay đến từ phân khúc chế biến sâu: Xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan đạt 3,49 triệu bao, tăng trưởng 14,3% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy chiến lược nâng tầm giá trị ngành cà phê Brazil đang phát huy hiệu quả trong bối cảnh biến động toàn cầu.
Trong khi nguồn cung tại Brazil có phần chững lại, lượng tồn kho cà phê thế giới lại bất ngờ gia tăng mạnh – một yếu tố then chốt góp phần kéo giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh trong các phiên gần đây. Cụ thể: Tồn kho robusta do ICE giám sát đã tăng lên 4.557 lô – mức cao nhất trong 3,5 tháng (tính đến ngày thứ Ba). Tồn kho arabica cũng tăng lên 844.473 bao – cao nhất trong gần 3 tháng (tính đến thứ Tư tuần trước).
Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê của Uganda trong niên vụ 2025–2026 (từ tháng 10/2025 đến tháng 9/2026) sẽ đạt 6,87 triệu bao, tăng 175.000 bao, tương đương 2,61% so với vụ hiện tại. Cơ cấu sản lượng dự kiến: Robusta 5,81 triệu bao; Arabica 1,06 triệu bao. Xuất khẩu dự kiến: 6,51 triệu bao (tăng 2,60%).
Uganda hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khu vực Đông Phi, và bất kỳ biến động sản lượng nào tại đây đều có tác động đáng kể đến cán cân cung – cầu toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh châu Âu và Trung Đông gia tăng nhập khẩu cà phê robusta do giá arabica neo cao.