Giá cà phê cập nhật lúc 06:35:01 ngày 14/5/2025 theo trang giacaphe.com, tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm sâu từ 1.700 – 2.000 đồng/kg so với phiên giao dịch liền trước. Hiện, giá cà phê thu mua dao động trong khoảng 125.500 – 126.000 đồng/kg.
Trên thị trường quốc tế, sau phiên lao dốc hôm 13/5, giá cà phê đã có sự hồi phục nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/5. Cụ thể, tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2025 tăng 77 USD/tấn (+1,52%), lên mức 5.129 USD/tấn. Cùng chiều tăng, giá cà phê arabica New York kỳ hạn tháng 7/2025 tăng 3.40 cent/lb (+0,91%), đạt 376.35 cent/lb.
![]() |
Giá cà phê hôm nay 14/5/2025: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, thế giới phục hồi nhẹ nhưng “áp lực” vẫn lớn |
Giá cà phê trong nước hôm nay
Giá cà phê trong nước hôm nay 13/5 tại khu vực Tây Nguyên tại khu vực Tây Nguyên đồng loạt giảm mạnh 1.700 - 2.000 đồng/kg so với phiên hôm qua, xuống còn 125.500 - 126.000 đồng/kg.
Cụ thể, các thương lái tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cùng thu mua cà phê với giá 126.000 đồng/kg, giảm 1.800 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai cũng được điều chỉnh về mốc 126.000 đồng/kg, giảm 1.700 đồng/kg.
Trong khi đó, Lâm Đồng là địa phương ghi nhận mức giá giảm mạnh nhất, giảm tới 2.000 đồng/kg còn 125.500 đồng/kg.
Tại thị trường Việt Nam, giá cà phê trong nước đang chịu sức ép nặng nề từ xu hướng giảm trên thị trường thế giới, chủ yếu do nguồn cung tăng mạnh từ các quốc gia xuất khẩu hàng đầu, đặc biệt là Brazil. Thời tiết thuận lợi tại các vùng trồng chính đang tạo điều kiện lý tưởng cho cây cà phê sinh trưởng, khiến sản lượng robusta tiếp tục duy trì ở mức cao, trong khi arabica cũng ghi nhận tín hiệu phục hồi tích cực.
Không chỉ Brazil, Indonesia – một trong những nhà cung cấp robusta lớn – cũng đã bước vào mùa thu hoạch, góp phần làm nguồn cung toàn cầu thêm dư thừa. Thêm vào đó, điều kiện khí hậu ổn định tại các vùng trồng arabica khiến mối lo về rủi ro thời tiết – từng khiến giá cà phê tăng vọt hồi tháng 4 – tạm thời hạ nhiệt.
Bên cạnh đó, giá cà phê trong nước khó có khả năng giữ vững ở mức cao, và nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm trong ngắn hạn nếu xu hướng dư cung còn tiếp diễn trên thị trường quốc tế.
Giá cà phê hôm nay trên thị trường thế giới
Trong phiên giao dịch kết thúc sáng ngày 14/5, giá cà phê trên 2 sàn giao dịch chủ chốt đồng loạt quay đầu tăng nhẹ.
Tại London, giá cà phê robusta đồng loạt quay đầu tăng. Cụ thể, tại kỳ giao hàng tháng 7/2025, tăng 77 USD/tấn (+ 1,52%), lên mức 5.129 USD/tấn; tại kỳ giao hàng tháng 9/2025, tăng 78 USD/tấn (+ 1,56%), lên mức 5.091 USD/tấn; tại kỳ giao hàng tháng 11/2025, tăng 81 USD/tấn (+ 1,56%), lên mức 5.042 USD/tấn;…
![]() |
Giá cà phê hôm nay 14/5/2025: Giá cà phê trong nước giảm sâu, thế giới quay đầu tăng nhẹ |
Tương tự, giá arabica trên sàn New York đảo chiều tăng nhẹ. Cụ thể, tại kỳ giao hàng tháng 7/2025 tăng 3.40 cent/Ib (+ 0,91%), lên mức 376.35 cent/Ib; kỳ giao hàng tháng 79/2025 tăng 3.80 cent/Ib (+ 1,03%), lên mức 372.25 cent/Ib; kỳ giao hàng tháng 12/2025 tăng 4.45 cent/Ib (+ 1,23%), lên mức 366.30 cent/Ib;…
![]() |
Giá cà phê hôm nay 14/5/2025: Giá cà phê trong nước giảm sâu, thế giới quay đầu tăng nhẹ |
Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa khép lại với kết quả tích cực khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được thỏa thuận tạm thời kéo dài 90 ngày. Theo đó, Mỹ sẽ giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc cũng hạ thuế với hàng hóa Mỹ từ 125% xuống còn 10%. Đây được xem là bước đi quan trọng nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại và thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa hai bên.
Tuy nhiên, thông tin tích cực này chưa kịp hỗ trợ thị trường cà phê thì giá mặt hàng này lại chịu sức ép giảm mạnh do đồng USD tăng giá trở lại. Theo dữ liệu từ Barchart, chỉ số USD Index (DXY) đã vọt lên mức cao nhất trong vòng một tháng, khiến giá hàng hóa định giá bằng USD – trong đó có cà phê – trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua quốc tế.
Trong khi đó, triển vọng nguồn cung cà phê toàn cầu đang ngày càng gia tăng, tạo thêm áp lực lên giá. Báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, sản lượng cà phê niên vụ 2025–2026 của Honduras – quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất khu vực Trung Mỹ – dự kiến đạt 5,8 triệu bao, tăng 5,1% so với niên vụ trước.
Tại Brazil, công ty tư vấn nông nghiệp Safras & Mercado đã điều chỉnh tăng dự báo sản lượng cà phê của nước này trong niên vụ 2025–2026 lên 65,51 triệu bao, cao hơn đáng kể so với mức ước tính 62,45 triệu bao trước đó. Đồng thời, Cơ quan Cung ứng Mùa vụ Brazil (Conab) cũng nâng dự báo sản lượng cà phê năm 2025 lên 55,7 triệu bao, tăng hơn 3,8 triệu bao so với con số đưa ra hồi tháng 1.
Bên cạnh sản lượng, tình hình tồn kho cà phê toàn cầu cũng đang được cải thiện rõ rệt. Số liệu mới nhất cho thấy, tồn kho cà phê robusta do Sở Giao dịch ICE giám sát đã tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng rưỡi, đạt 4.507 lô. Trong khi đó, tồn kho cà phê arabica cũng đạt 844.473 bao – mức cao nhất trong gần 3 tháng, tính đến ngày thứ Tư tuần trước.
Dù vậy, thị trường vẫn có một số yếu tố hỗ trợ giá trong ngắn hạn. Đáng chú ý là tình hình khô hạn kéo dài tại Brazil, đặc biệt tại bang Minas Gerais – vùng trồng cà phê arabica lớn nhất nước này. Theo báo cáo từ Cơ quan Khí tượng Somar Meteorologia, khu vực này chỉ ghi nhận 0,8 mm mưa trong tuần kết thúc vào ngày 10/5, tương đương 16% mức trung bình lịch sử. Nếu tình trạng thiếu mưa tiếp tục, nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng có thể tái xuất hiện, từ đó kéo theo những biến động mới trên thị trường.