Đường sắt muốn xây trung tâm thương mại: Câu hỏi đất vàng
- Bất động sản
- 14:14 05/07/2019
"Chính cách làm của ngành đường sắt hiện nay đang làm mất đi toàn bộ lợi thế của ngành đường sắt".
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động đến năm 2020, trong đó cho biết, sẽ hợp tác nâng cấp nhà ga kết hợp với thương mại, xây dựng siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại để đa dạng hoá dịch vụ tại những ga thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM...
Ga Hà Nội. Ảnh: Kinh tế đô thị
Bình luận về đề xuất trên, GS.TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH KTQD Hà Nội đánh giá đó là một biện pháp hay tuy nhiên, thực hiện thời điểm nào, thực hiện thế nào thì phải cân nhắc.
Trước hết, vị GS cho rằng, ngành đường sắt muốn làm thương mại, tăng thu nhập thì phải cải thiện chất lượng, nâng cao dịch vụ, tạo sự kết nối. Đây mới là yếu tố cần phải ưu tiên số 1 trong ngành đường sắt nếu muốn tồn tại và cạnh tranh được với những loại hình vận tải khác.
Từ nhận định trên, GS Đặng Đình Đào chỉ ra nhiều vấn đề chứng minh ngành đường sắt chưa nên xây trung tâm thương mại hay siêu thị trong các nhà ga.
Thứ nhất, xây dựng nhà ga hoành tráng, trung tâm thương mại kết hợp khu siêu thị mua sắm hiện đại, năng động phải đi cùng với nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo sự kết nối giữa nhà ga với các loại hình phương tiện vận tải khác trong khu vực, hạ giá thành các dịch vụ để cải thiện sản lượng.
"Muốn phát triển ngành đường sắt phải có tầm nhìn dài hơi chứ không chỉ xây mấy nhà ga hoành tráng. Xây trung tâm thương mại, siêu thị, mấy gian hàng bày bán đồ lưu niệm nhưng không có khách đến thì cũng không hiệu quả, không phát huy được tiềm năng của ngành đường sắt", GS Đặng Đình Đào nói rõ.
Thứ hai, muốn phát triển thương mại ngành đường sắt trở thành một ngành đa mục tiêu, đa lĩnh vực thì phải có cuộc cách mạng về nâng cấp hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ của ngành đường sắt từ khâu bán vé, giá vé cho tới các khâu phục vụ tại nhà ga.
Nếu không làm được việc này, đường sắt sẽ không thể thu hút được khách, không có khách vào ga thì ngành đường sắt xây trung tâm thương mại, siêu thị để phục vụ ai?
"Giá vé nhiều chuyến tàu hiện nay còn đắt hơn gấp 3 lần so với ô tô giường nằm cao cấp, thậm chí có chuyến giá vé còn cao hơn cả giá vé máy bay.
Trong khi đó, dịch vụ chạy tàu kém toàn diện từ máy móc, kỹ thuật cũ kỹ, lạc hậu cho tới các dịch vụ phục vụ sơ sài, thiếu thốn, thậm chí còn có tình trạng tranh thủ chụp giật, lợi dụng kiếm thêm tiền của khách gây thất vọng, mất niềm tin trong dư luận", vị GS nói.
Thứ ba, quản lý yếu kém, còn tồn tại tư duy bao cấp, không có kế hoạch cụ thể, tăng thu nhập bằng cách tranh thủ dịp lễ, Tết, ngày nghỉ để tăng giá vé tàu chứ không tăng thu nhập bằng tăng chất lượng, hay tăng dịch vụ... Như vậy là chưa đạt yêu cầu.
"Tôi thường xuyên đi trên các chuyến tàu từ Hà Nội về Quảng Bình, có những ngày đi cả trên toa hơn 60 ghế ngồi chỉ được 6-7 khách, với những toa giường nằm 6-7 ghế cũng chỉ được 1-2 hành khách trong khi lại có dấu hiệu găm vé, đợi dịp lễ, Tết, thứ 7, Chủ nhật bán ra để tăng giá vé, ép khách hàng.
Nếu cứ giữ thói quen làm ăn như vậy mà ngành đường sắt lại có ý định kêu gọi nhà đầu tư góp vốn xây trung tâm thương mại, siêu thị để phát triển thương mại thì nguy cơ thất bại là rất lớn", GS Đặng Đình Đào phân tích.
Thứ tư, đa số vị trí các ga lớn thuộc Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM đều là những vị trí đất vàng, đất kim cương, việc thu hút vốn đầu tư từ tư nhân nhưng lại thiếu cơ chế quản lý, giám sát, hợp đồng không rõ ràng, minh bạch thì rất dễ xảy ra nguy cơ đất vàng ga đường sắt sẽ thuộc về tay các nhà đầu tư tư nhân.
"Từ xây trung tâm thương mại, siêu thị sau đó vin vào lý do vắng khách, thua lỗ rồi xin chuyển đổi mục đích xây thành nhà cao tầng cho thuê, hoặc mua đi bán lại, rất nguy hiểm. Cuối cùng đất vàng của nhà nước lại trở thành vàng cho các nhà đầu tư.
Câu chuyện này từng xảy ra tại nhiều địa phương, ngành đường sắt phải thận trọng, không đi theo vết xe đổ đã từng xảy ra", vị GS phân tích.
Từ những phân tích trên, GS Đặng Đình Đào cho rằng, ngành đường sắt nên ưu tiên đầu tư, nâng cấp các dịch vụ, kỹ thuật, hạ tầng phục vụ hành khách trước hết, phải làm được tốt được những vấn đề cơ bản rồi mới tính tới chuyện phát triển các mô hình kinh doanh tại các nhà ga. Ở Châu Âu, việc quản lý hành lý của hành khách ngành đường sắt còn chặt chẽ, nghiêm ngặt, an toàn hơn cả ngành hàng không. Các dịch vụ đường sắt của Việt Nam cũng cần phải hướng tới những mục tiêu như vậy.
"Khi chưa tạo dựng được nền tảng cơ bản sẽ giống như người bước hụt cầu thang, bị ngã ngay lập tức", vị GS nói.
Theo vị GS, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, kinh tế thương mại phát triển nhưng ngành đường sắt lại dường như đang đứng ngoài cuộc, bị bỏ lại phía sau.
"Chính cách làm của ngành đường sắt hiện nay đang làm mất đi toàn bộ lợi thế của ngành đường sắt. Nếu không thay đổi tư duy, đường sắt Việt Nam mãi ở thế lạc hậu", vị GS nói.
Lam Nguyễn
Tin liên quan
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tiến hành rà soát, tháo gỡ khó khăn nguồn lực đất đai
- Lỗ hổng phần mềm VMware gây nguy cơ cao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản mang thương hiệu của Việt Nam
#đất vàng

Lình xình đấu giá khu 'đất vàng' ở quận Long Biên - Hà Nội
Dù cơ quan chức năng chưa phê duyệt kết quả doanh nghiệp trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại Dự án xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất TT3 ô quy hoạch C14 phường Phúc Đồng (quận Long Biên, Hà Nội) nhưng các môi giới đã rầm rộ rao bán với giá cao.

Lộ kẽ hở pháp lý đấu giá “đất vàng”
Có không ít doanh nghiệp tìm cách luồn lách qua các kẽ hở trong đấu giá đất đai, nhưng các rủi ro pháp lý thì luôn hiện diện. Vụ vi phạm trong đấu giá đất ở khu dân cư Hoà Lân (Bình Dương) là một điển hình.

Hà Nội: Chấm dứt hoạt động 30 dự án ôm “đất vàng” xong bỏ hoang
Trong tổng số danh mục 383 dự án có sử dụng đất chậm tiến độ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đến nay đã chấm dứt hoạt động 30 dự án, đang thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của 5 dự án.

Hà Nội dành gần 88ha “đất vàng” xây đường đua Công thức 1
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Quyết định 931/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết đường đua công thức 1 - Grand Prix Hà Nội tỷ lệ 1/500.

Các dự án đất vàng tại Hà Nội bị thu hồi
Nhiều dự án đất vàng tại Hà Nội vừa bị UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi đất do chủ đầu tư chậm triển khai.

Cơ hội sử hữu "đất vàng" ở địa danh trù phú phía Đông tỉnh Đắk Lắk
Theo quốc lộ 1A đi đến ngã ba thị trấn Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, tiếp tục đi vào quốc lộ 26 để lên Tây Nguyên, cách thành phố trẻ Buôn Ma Thuột đầy thơ mộng và xinh đẹp chừng 52 km và cách thành phố biển Nha Trang hơn 100 km là Trung tâm huyện Ea Kar.
Đọc thêm Bất động sản
Mạo danh doanh nghiệp bất động sản uy tín để “câu khách” vẫn còn là vấn đề nhức nhối
Hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lớn như Tập đoàn Hưng Thịnh, Him Lam, Đại Phúc, Novaland, Nam Long… đang “đau đầu” vì tình trạng “nhái” thương hiệu tràn lan này, gây nhầm lẫn cho khách hàng và ảnh hưởng không nhỏ đến các chủ đầu tư uy tín.
Khu du lịch sinh thái Thạch Bích, tỉnh Quảng Ngãi quy hoạch trên diện tích 200ha với tỷ lệ 1/2000
Ngày 24/2, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chủ trì họp với các sở, ngành, địa phương cho ý kiến Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái Thạch Bích, tỉnh Quảng Ngãi.
Người dân chuyển trạng thái tích trữ từ vàng, ngoại tệ sang bất động sản
Nhìn nhận thị trường năm 2021, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản sẽ bùng nổ thanh khoản khi nhiều dự án mới được tung ra và nhu cầu nhà ở của người dân đô thị ngày càng cao...
Bất động sản khu công nghiệp là loại hình có sự tăng trưởng tích cực về cả giá thuê và tỷ lệ lấp đầy
Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo thống kê cho đến cuối năm 2020 trong đó thông tin, bất động sản khu công nghiệp là loại hình có sự tăng trưởng tích cực về cả giá thuê và tỷ lệ lấp đầy.
Hà Nội: Từ 1/3/2021, tiền nợ sử dụng đất sẽ phải thanh toán theo giá đất mới
Cục thuế Thành phố Hà Nội ra thông báo lưu ý về thời điểm thanh toán nợ tiền sử dụng đất của các hộ gia đình và cá nhân...
Vinhomes sẽ ra mắt 3 dự án lớn trong năm 2021
Vinhomes (HoSE: VHM) mới đây đã có báo cáo thuyết trình với nhà đầu tư. Tại báo cáo này, Vinhomes cho biết trong năm 2021, công ty dự kiến ra mắt 3 dự án gồm: Vinhomes Dream City, Vinhomes Wonder Park và Vinhomes Wonder Park và Vinhomes Cổ Loa.
Quảng Ninh: Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu dân cư Cầu Thuốc
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu dân cư Cầu Thuốc nằm trên địa bàn phường Đông Triều và phường Đức Chính, thị xã Đông Triều.
Năm 2021, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ ra sao?
Năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều doanh nghiệp lo lắng cho hoạt động kinh doanh BĐS nghỉ dưỡng, là một trong những loại hình bị ảnh hưởng bởi dịch, vấn đề này sẽ diễn ra thế nào trong những tháng đầu năm?
Thị trường bất động sản Việt Nam tiềm năng lớn
Đất nền ven đô tiềm năng lớn, lợi nhuận khủng. Tuy nhiên có 4 sản phẩm cần nên tránh
Thị trường bất động sản TP.HCM đã bị Bình Dương “vượt mặt”
Bất động sản TP.HCM “mất” phong độ, thị trường tỉnh lẻ lên ngôi. Sau 2 năm suy kiệt nguồn cung, thị trường bất động sản những nhà đầu tư kỳ cựu, cũng chuyển dần dòng vốn sang các tỉnh lân cận.