Thứ sáu 20/06/2025 02:10
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Dự báo năm 2023 nhiều khó khăn đối với ngành vận tải biển do cạnh tranh mạnh mẽ

20/04/2023 23:41
Khối cảng biển đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ khi nhiều địa phương và doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án đầu tư và xây dựng cảng biển.

Ngày 20/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), cho biết, năm 2023 kế hoạch doanh thu hợp nhất 13.354 tỉ đồng (bằng 87% so với năm 2022), lợi nhuận trước thuế 2.330 tỉ đồng (bằng 76% so với thực hiện năm 2022). Đáng chú ý, nguồn thu chính của VIMC từ khối vận tải biển đã sụt giảm.

Trong đó, doanh thu dự kiến giảm mạnh ở khối vận tải biển (giảm 1.671 tỉ đồng) do thị trường vận tải biển năm 2023 sẽ rất khó khăn, nhu cầu vận chuyển giảm, lượng tàu đóng mới xuất xưởng nhiều.

Dự báo một năm 2023 nhiều khó khăn đối với ngành vận tải biển
Dự báo năm 2023 nhiều khó khăn đối với ngành vận tải biển.

Lợi nhuận khối cảng biển và dịch vụ hàng hải dự kiến có sự tăng trưởng so với năm 2022. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 giảm chủ yếu do ảnh hưởng của thị trường vận tải biển dự kiến gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính do lạm phát cao và gia tăng ở nhiều quốc gia làm tăng gánh nặng lên nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra, nguồn cung tàu tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thị trường vận tải tàu hàng rời và tàu container dẫn đến dư thừa; biến động mạnh về giá dầu trong bối cảnh nguồn cung không chắc chắn như hiện nay làm tăng chi phí hoạt động khai thác tàu, tác động mạnh mẽ tới doanh thu, lợi nhuận trong năm 2023…

Khối cảng biển đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ khi nhiều địa phương và doanh nghiệp tiếp tục triển khai các dự án đầu tư và xây dựng cảng biển để hoàn thiện và mở rộng hoạt động.

Trong khi đó, nguồn hàng có nguy cơ suy giảm sau 1 năm bùng nổ do nhiều yếu tố (dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, chính sách…). Các trung tâm logistics, cảng cạn (ICD) mới tại các địa phương tiếp tục được triển khai đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động tạo ra chuỗi dịch vụ trọn gói khiến VIMC mất nhiều thị phần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của VIMC, các cổ đông đã thông qua Báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 – một trong những kết quả kinh doanh tốt nhất của Tổng công ty trong vòng 10 năm trở lại đây.

VIMC đã xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, ưu tiên nguồn lực cho các hoạt động cốt lõi, lựa chọn các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao và bền vững, tạo chuỗi giá trị xoay quanh các mặt hàng chiến lược.

Trong năm 2022, Hội đồng quản trị và Ban điều hành VIMC đã bám sát sao tình hình và diễn biến thị trường vận tải biển để có chỉ đạo kịp thời đối với các doanh nghiệp vận tải biển: nỗ lực bám sát, tận dụng cơ hội thị trường, tối ưu hóa các hợp đồng thuê tàu định hạn, duy trì các hợp đồng với mức giá tốt.

VIMC cũng đã phát triển các tuyến mới cho đội tàu container (Bangladesh, Chitagong), các tuyến xa, mức cước cao cho đội tàu hàng rời (Nhật Bản, Úc, Nam Mỹ… ; liên tục cải tiến, áp dụng công cụ quản trị hiện đại, tiên tiến trên nguyên tắc "1 hệ thống, 2 trung tâm, 3 chiến lược"; triển khai mạnh mẽ và hiệu quả công tác tái cơ cấu tài chính đặc biệt đối với các khoản dư nợ bằng ngoại tệ, nhờ đó dự nợ ngoại tệ giảm xuống mức thấp.

Điều này góp phần cải thiện đáng kể các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được năm 2022 của VIMC, trong đó, sản lượng vận tải biển toàn tổng công ty đạt 21,8 triệu tấn (95% cùng kỳ; 113% kế hoạch); sản lượng hàng thông qua cảng đạt 124 triệu tấn (98% cùng kỳ; 93% kế hoạch); doanh thu hợp nhất đạt 15.300 tỷ đồng (106% cùng kỳ; 122% kế hoạch); doanh thu công ty mẹ: 2.417,4 tỷ đồng (132% cùng kỳ; 143% kế hoạch); lợi nhuận hợp nhất: 3.055 tỷ đồng (84% cùng kỳ; 121% kế hoạch); lợi nhuận Công ty mẹ: 653 tỷ đồng (283% cùng kỳ; 272% kế hoạch).

Cũng trong năm 2022, khối cảng biển tiếp tục tăng trưởng ổn định, năm 2022 hệ thống cảng của VIMC phát triển thêm được 10 tuyến dịch vụ container mới về cảng bao gồm Cảng Hải Phòng (2 tuyến), Cảng Đà Nẵng (1 tuyến) , Cảng Quy Nhơn (1 tuyến), Cảng CMIT 3 tuyến), Cảng SSIT (2 tuyến), Cảng CICT (1 tuyến).

Đặc biệt, năm 2022 VIMC tích cực triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược đã ký kết với hãng tàu container lớn nhất thế giới - MSC trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển và dịch vụ logistics tại Cần Giờ, TP.HCM, nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Hơn 2 thập kỉ cống hiến của "nữ tướng" Nguyễn Đức Thạch Diễm tại Sacombank

Ngay khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm một mặt phải tiếp tục duy trì điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, một mặt phải xử lý nhanh chóng những tồn đọng sau sáp nhập trong đó chú trọng nhất là xử lý nợ xấu và tái cấu trúc mọi mặt của ngân hàng.
Sun Worls Ba Na Hills ký kết mở chuỗi café Highlands trên hệ thống khu du lịch, nghỉ dưỡng

Sun Worls Ba Na Hills ký kết mở chuỗi café Highlands trên hệ thống khu du lịch, nghỉ dưỡng

Ngày 16/6, tại KDL Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng), Sun Hospitality&Entertainment Group – thương hiệu vui chơi giải trí & nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam thuộc Tập đoàn Sun Group đã chính thức ký kết với thương hiệu café hàng đầu Việt Nam – Highlands Coffee.
Điểm mặt những doanh nghiệp đang "cõng" nợ gấp hơn 5 lần vốn chủ

Điểm mặt những doanh nghiệp đang "cõng" nợ gấp hơn 5 lần vốn chủ

Đa số những công ty đang có hệ số D/E vượt quá 5 lần đều đang giao dịch trên UPCoM, điểm chung là đều có kết quả kinh doanh bết bát, sử dụng nợ vay quá nhiều như một hình thức bổ sung vốn lưu động nhưng không kiểm soát hiệu quả, khiến chi phí lãi vay tác động trực tiếp lên kết quả kinh doanh.
Stavian Hóa chất được Fortune vinh danh Top 219 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025

Stavian Hóa chất được Fortune vinh danh Top 219 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025

Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Stavian – lần đầu tiên góp mặt trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á năm 2025, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình vươn tầm khu vực và khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
ITL tham gia Triển lãm Transport Logistic & Air Cargo Europe 2025

ITL tham gia Triển lãm Transport Logistic & Air Cargo Europe 2025

Tham gia Triển lãm và Hội nghị năm nay, ITL khẳng định vị thế quốc tế với vai trò cầu nối thương mại đáng tin cậy giữa Việt Nam và thế giới.
Mua VinFast Evo200, trúng thưởng thêm Motio, chủ xe dùng luôn 2 xe để “lan tỏa sống xanh”

Mua VinFast Evo200, trúng thưởng thêm Motio, chủ xe dùng luôn 2 xe để “lan tỏa sống xanh”

May mắn có thêm một chiếc xe máy VinFast sau khi mua xe, chị Trang nhất quyết giữ lại cả hai để sử dụng bởi quá ấn tượng với xe điện thương hiệu Việt.
Triton Partners mua lại bộ phận kỹ thuật công nghệ tòa nhà của Bosch

Triton Partners mua lại bộ phận kỹ thuật công nghệ tòa nhà của Bosch

Trong suốt quá trình chuyển giao, KEENFINITY sẽ tiếp tục sử dụng thương hiệu Bosch cho các hệ thống quan trọng cho đến năm 2027, đảm bảo khách hàng sẽ tiếp tục nhận được dịch vụ không gián đoạn và duy trì sự tin cậy. Sự chuyển giao này không làm thay đổi cam kết của KEENFINITY đối với đổi mới, số hóa và phương châm khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
Thương hiệu giày "quốc dân" Giày Thượng Đình chật vật với bài toán thoái vốn nhà nước

Thương hiệu giày "quốc dân" Giày Thượng Đình chật vật với bài toán thoái vốn nhà nước

Sau khi IPO, Giày Thượng Đình trượt dài với kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ, bức tranh tài chính kém sắc và thương hiệu dần lu mờ giữa hàng chục tên tuổi trong, ngoài nước. Công ty đang đối diện với những vướng mắc chưa có hồi kết ở các khu đất vàng tại Hà Nội và bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục trong nhiều năm liền.
Bamboo Airways: Chủ tịch xin từ nhiệm, thay thế toàn bộ Ban kiểm soát

Bamboo Airways: Chủ tịch xin từ nhiệm, thay thế toàn bộ Ban kiểm soát

Tại đại hội cổ đông bất thường của Bamboo Airways, công ty sẽ bầu bổ sung nhân sự để thay thế Chủ tịch xin từ nhiệm cùng 03 thành viên Ban kiểm soát của công ty này.
Chứng khoán Vietcap

Chứng khoán Vietcap 'mát tay" đầu tư cổ phiếu ngành sữa, tạm lãi hơn nghìn tỷ đồng

Vietcap là gương mặt chứng khoán có tiếng trong hoạt động đầu tư cổ phiếu vài năm trở lại đây và vẫn đang dẫn đầu toàn ngành về quy mô danh mục tự doanh cổ phiếu. Đặc biệt, Vietcap đã đầu tư cổ phiếu sữa IDP từ năm 2020 và tạm lãi hơn nghìn tỷ đồng sau hơn 4 năm đầu tư trong bối cảnh thị giá IDP đã tăng gấp 5 lần so với ngày đầu lên sàn.
Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Nguồn tiền của chuỗi cho vay cầm đồ F88 đến từ đâu?

Bản chất, F88 huy động vốn từ trái phiếu (không tài sản đảm bảo) và vay từ các tổ chức nước ngoài bằng đồng USD với lãi suất 10,5% - 15%/năm, từ đó dùng khoản tiền này để cho các cá nhân vay cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn. Năm vừa rồi, công ty thoát lỗ nhờ tiền lãi phạt hợp đồng và thu từ các khoản cho vay đã xử lý rủi ro, từ đó xoá được lỗ luỹ kế.
Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Cổ phiếu KPF bị hủy niêm yết bắt buộc: Hệ quả của sai phạm và chuỗi dài sa sút?

Ngày 12/6/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ban hành văn bản số 911/SGDHCM-NY thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài sản Koji.
Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Giữa "cơn bão" quét thuốc giả: Nhìn lại cuộc đua của 3 chuỗi dược phẩm Long Châu, Pharmacity và An Khang

Dù gia nhập thị trường sớm hơn nhưng Pharmacity đang dần để vụt mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường bán lẻ dược phẩm về tay Long Châu. Trong khi đó, An Khang vẫn đang "loay hoay" tìm đường sau chuỗi ngày thua lỗ. Các công ty này được cho là đang đứng trước "cơ hội vàng" trong ngành dược phẩm đầy tiềm năng được định giá hàng tỷ USD.
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Mất "gà đẻ trứng vàng", Saigon Water quay lại vòng xoáy thua lỗ

Năm 2025, với việc thu không bù đủ chi, cộng thêm không còn "gà đẻ trứng vàng" từ Nhà máy nước Tân Hiệp 2, Saigon Water dự kiến quay lại vòng xoáy thua lỗ. Mặt khác, dù đang có khoản nợ cả nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn sẵn sàng tăng cho vay các bên với lãi suất 8,5 - 11%/năm, không kèm tài sản đảm bảo.