Diện tích lúa vụ mùa đông xuân đạt 188.886ha năm 2023- 2024, năng suất trung bình đạt 7.3 tấn/ha, giá bán cũng cao hơn dao động từ 1.800 – 3.500 đồng/kg, với giá bán này đã mang lại lợi nhuận như ý cho bà con nông dân, tăng khoảng 14.9 triệu đồng/ha; hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm có nhiều hiệu ứng tốt nhất là về điều kiện nuôi dưỡng, sinh trưởng của các giống, loài khác nhau; lợi nhuận tăng nhờ mức giá thành ổn định; các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng được chú trọng giúp cho sản lượng thủy sản đạt chất lượng nhất định, điều đáng mừng nhất là đã có các cơ sở nuôi sở phát triển giống, nhân rộng quy mô, chú tâm cải thiện và phát triển chất lượng, đưa một số loài thủy sản trở thành đặc sản đặc trưng địa phương.
Thông qua dịp này, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng được tiếp tục được triển khai trên diện rộng. Hiện nay toàn tỉnh Đồng Tháp đã có 115/115 xã đạt chuẩn NTM, 38 xã đạt mức xã NTM nâng cao, 3 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 3 huyện đạt chuẩn NTM (Tháp Mười, Cao Lãnh, Châu Thành). Bên cạnh đó, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng được quan tâm thực hiện đồng bộ và đạt kết quả khả quan với con số cụ thể: 453 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Tổng cộng có 937 tổ hợp tác, 243 hợp tác xã (219 hợp tác vẫn còn hoạt động), 40 trang trại và 148 hội quán. Các công tác về cải cách hành chính và chuyển đổi số, khuyến nông, xúc tiến thương mại... cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh.
Ngoài những mặt đạt được, ngành nông nghiệp vẫn còn vướng mắc nhiều khó khăn như hạn như điều kiện khí hậu, thiên tai gây ảnh hưởng đến hoạt động lao động sản xuất, gây tác động không nhỏ đến sản lượng nông nghiệp, chất lượng giảm sút, không đảm bảo nhu cầu cung ứng nguyên liệu, sản phẩm tiêu dùng cho người sử dụng; các hình thức liên kết chưa hiệu quả, chưa đảm bảo sự gắn kết giữa các tổ chức và người tham gia; chính sách thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn...
Phương hướng cho 6 tháng cuối năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã đề ra 20 nhiệm vụ trọng tâm gồm: hoàn thành mục tiêu sản xuất cả năm đạt 31.327 tỷ đồng, tập trung phát triển chăn nuôi gắn với kết nối các đơn vị doanh nghiệp sản xuất – tiêu thụ, nâng cao mô hình sản xuất gắn với mô hình Hội quán, tổ hợp tác, hợp tác xã để xây dựn chuỗi liên kết đầu ra cho sản phầm, triển khai các hoạt động kinh tế nông nghiệp có sự hỗ trợ của sự phát triển, công cuộc chuyển đổi số, tập trung kiến tạo và hoàn thành Đề án trọng điểm “Xây dựng Đồng Tháp trở thành tỉnh tiên phong, kiểu mẫu về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”...
Thông qua các mặt đạt được và hạn chế được nêu ra trong báo cáo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện khuyến khích sự đột phá, đổi mới trong nhiệm vụ, phương hướng tiếp đến của 6 tháng cuối năm; đặc biệt là không nên dừng lại ở những thành tựu đạt được mà phải có sự tiên tiến hơn nữa; ông cũng khuyến khích các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp chủ động chuẩn bị các biện pháp để đối phó với các vấn đề nhất là các thiệt hại của thiên tai, khí hậu biến đổi thất thường; quyết liệt trong các chính sách, nhiệm vụ cần thực thi, nhất là không để các khó khăn làm nhục chí, cản trở chặng đường đổi thay da đổi thịt của ngành nông nghiệp tỉnh nhà...
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện cũng lưu ý các địa phương có diện tích nuôi cá lồng bè nên kiểm tra lại số lượng lồng bè thả nuôi, trành tình trạng phát sinh ngoài quy hoạch và khắc phục ô nhiễm nguồn nước. Các địa phương thực hiện nhiệm vụ một cách khẩn trương, đạt hiệu quả đề ra, nếu không đạt sẽ bị chuyển vốn đầu tư sang địa phương phù hợp...
Nhờ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các ban ngành, đoàn thể cùng phối hợp với người lao động sản xuất, quý bà con nông dân; điều đó thể hiện sự kết nối giữa đôi bên, cho thấy sự bức phá, tinh thần hăng hái lao động của người dân và các cơ quan tổ chức. Dự kiến trong tương lai, ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp sẽ có những khởi sắc rực rỡ hơn, phấn khởi hơn nữa.
Thúy Quyên