Thứ tư 30/10/2024 10:20
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đổi tên để làm gì?

12/10/2020 00:00
Không biết, đổi tên để làm gì mà lâu nay, ở nước ta, người ta ham đổi tên như vậy! Tên của một công dân, muốn thay đổi, phải qua sở tư pháp sở tại và nhiều thủ tục lằng nhằng khác, huống gì tên của cơ quan, tổ chức nhà nước.
aa

Tên của một công dân, muốn thay đổi, phải qua sở tư pháp sở tại và nhiều thủ tục lằng nhằng khác, huống gì tên của cơ quan, tổ chức nhà nước. Mỗi lần đổi tên địa phương, tên cơ quan, doanh nghiệp, trường học...không những tốn kém tiền bạc của nhà nước mà còn đánh mất những thương hiệu sau nhiều năm gây dựng; đánh mất những giá trị lịch sử gắn với tên gọi và để lại nhiều hệ lụy không đáng có cho người dân. Điều đáng nói là, nhiều sự thay tên, thoạt nghe đã thấy vô nghĩa, thiếu tính nhân văn. Chẳng hạn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô lại đổi thành Bệnh viện Hữu nghị. Đành rằng, nhà nước Liên Xô đã tan rã. Nhưng có một nhà nước Liên Xô vẫn tồn tại trong lịch sử và tình cảm cao cả của nhân dân Liên Xô dành cho nhân dân Việt Nam, gắn với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, không thể lãng quên! Chưa kể, xét về mặt ngôn ngữ, cụm từ “Bệnh viện Hữu nghị” vô nghĩa!

Lại nữa, “Trường Đại học Tổng hợp” - tên hay như vậy mà bị đổi thành: “Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” và “Trường Đại học Khoa học Tự nhiên”. Thử hỏi, Trường Đại học Văn hóa, Trường Đại học Sư phạm v.v. không mang tính xã hội và nhân văn hay sao! Và đây, “Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, đổi thành “Viện hàn lâm khoa học công nghệ VN”. "Hàn lâm" chiết tự là tức là “rừng bút”. Trung Quốc không dùng từ này trong tên viện khoa học của họ thì ta lại đổi từ thì ta lại thêm chữ “hàn lâm” để làm gì? Lại nữa, ngày xưa, tên “Nhà thương Bạch Mai”, thoạt nghe ấm áp, thân thương như vậy, lại đổi thành “Bệnh viện Bạch Mai” nghe lạnh lẽo làm sao!

...Không hể kể ra hết những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, các tổ chức của nhà nước đã bị thay đổi, gây thiệt hại khôn lường cho nhà nước và cho dân. Tôi nhớ, cách đây khá lâu, trên diễn đàn Quốc hội, khi nói đến hệ thống giáo dục của nước ta, có đại biểu không phân biệt được phổ thông trung học và trung học cơ sở. Thời đó, có ý kiến đề xuất trở gọi như trước: Cấp 1 là tiều học; cấp 2 là trung học cơ sở; cấp 3 là phổ thông trung học. Nhưng có ý kiến phản bác, nếu thay đổi như vậy, rất tốn kém vì phải thay đổi hệ thống văn bản, biển hiệu, con dấu, sách giáo khoa...nên thôi.

Đã có "Xe khách đường phố" thì xe buýt hoạt động ở nông thôn gọi là gì?/ Ảnh: bizlive

Bây giờ, đến lượt, Bộ GTVT đề xuất đổi tên xe buýt thành "Xe khách đường phố" tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Tên gọi “xe buýt” thân thuộc với người dân Việt Nam mấy chục năm nay. Chẳng hiểu, Bộ GTVT- đơn vị soạn thảo Luật Giao thông Đường bộ sửa đổi-đề xuất đổi tên như vậy để làm gì? Và, đã có "Xe khách đường phố" thì xe buýt hoạt động ở nông thôn gọi là gì?./.

Cao Thâm

Tin bài khác
Những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, từ quy trình phê duyệt kéo dài đến công tác bồi thường phức tạp.
Doanh nghiệp Việt Nam và UAE đẩy mạnh hợp tác lao động: Cơ hội phát triển và thu nhập cao cho lao động Việt

Doanh nghiệp Việt Nam và UAE đẩy mạnh hợp tác lao động: Cơ hội phát triển và thu nhập cao cho lao động Việt

Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với Ban Quản lý lao động Việt Nam tại UAE cùng các cơ quan sở tại tổ chức Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp hai nước về hợp tác lao động.
Sẽ ngăn chặn tình trạng "xé lẻ" đơn hàng dưới 1 triệu đồng để né thuế

Sẽ ngăn chặn tình trạng "xé lẻ" đơn hàng dưới 1 triệu đồng để né thuế

Các quốc gia khác đã dần bãi bỏ quy định miễn thuế cho đơn hàng dưới 1 triệu đồng để giảm thất thu thuế từ thương mại điện tử, Việt Nam cũng cần điều chỉnh.
Chính phủ chỉ đạo rà soát chính sách, pháp luật về an toàn lao động

Chính phủ chỉ đạo rà soát chính sách, pháp luật về an toàn lao động

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 209/NQ-CP, đưa ra Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác an toàn lao động.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính đề nghị ủng hộ áp thuế VAT phân bón 5%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính đề nghị ủng hộ áp thuế VAT phân bón 5%

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, áp thuế VAT phân bón 5% sẽ giúp các doanh nghiệp phân bón trong nước cạnh tranh tốt hơn với doanh nghiệp nước ngoài.
Cần giải pháp "chặn đứng" tình trạng bất cập về giá đất

Cần giải pháp "chặn đứng" tình trạng bất cập về giá đất

Tại phiên thảo luận Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu lo ngại về tình trạng giá đất tăng vọt, cho rằng “giá đất nhảy múa chưa từng thấy”, đồng thời đề xuất giải pháp ngăn chặn các bất cập này, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người dân.
Vĩnh Long: Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực

Vĩnh Long: Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực

Thu chi ngân sách trong 9 tháng năm 2024, Vĩnh Long có tổng thu ngân sách thực hiện 5.055 tỷ đồng, đạt 85% dự toán giao. Tổng chi ngân sách thực hiện 7.076,3 tỷ đồng, đạt 60,5% dự toán năm.
Quảng Ninh đẩy mạnh các biện pháp phục hồi nông, lâm, thủy sản sau bão số 3

Quảng Ninh đẩy mạnh các biện pháp phục hồi nông, lâm, thủy sản sau bão số 3

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 488/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.
Kỳ vọng từ hợp tác lao động giữa Việt Nam và UAE

Kỳ vọng từ hợp tác lao động giữa Việt Nam và UAE

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar.
Quỹ ADIA với 830 tỷ USD muốn tăng tốc đầu tư vào Việt Nam

Quỹ ADIA với 830 tỷ USD muốn tăng tốc đầu tư vào Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các quỹ quốc tế, đặc biệt là Quỹ Đầu tư quốc gia Abu Dhabi (Quỹ ADIA) với 830 tỷ USD tài sản.
Hiệp định CEPA: Khai mở thị trường Trung Đông quy mô lên tới 2.000 tỉ USD đang "ngủ quên"

Hiệp định CEPA: Khai mở thị trường Trung Đông quy mô lên tới 2.000 tỉ USD đang "ngủ quên"

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết việc ký kết CEPA với UAE được kỳ vọng là một đòn bẩy quan trọng cho Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội thương mại và đầu tư tại khu vực Trung Đông.
TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme cho rằng đề xuất áp thuế suất 15% cho doanh nghiệp siêu nhỏ và 17% cho doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự hấp dẫn.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải trình về tín dụng bất động sản và nhà ở xã hội

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải trình về tín dụng bất động sản và nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết hiện nay tổng dư nợ tín dụng bất động sản lên đến 3,15 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế.
Giải ngân vốn đầu tư công: Chìa khóa tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công: Chìa khóa tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế

Ngày 28/10/2024, tọa đàm "Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công" diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm lớn từ các chuyên gia và lãnh đạo.
Hơn 2.400 doanh nghiệp thành lập mới tại Thanh Hóa: Bước tiến trong phát triển kinh tế địa phương

Hơn 2.400 doanh nghiệp thành lập mới tại Thanh Hóa: Bước tiến trong phát triển kinh tế địa phương

Trong 9 tháng năm 2024 trên địa bàn Thanh Hóa có hơn 2.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 22,51% so với cùng kỳ.