Thứ bảy 19/04/2025 10:33
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đổi mới sáng tạo nhìn từ nước Mỹ

26/01/2025 07:31
Mô hình đổi mới sáng tạo của Mỹ từ lâu đã được xem là niềm tự hào của thế giới. Từ những người thợ mày mò trong gara ở Thung lũng Silicon đến các phòng thí nghiệm nghiên cứu tại các trường đại học danh tiếng, Mỹ không ngừng tạo ra các công nghệ đột phá, làm thay đổi ngành công nghiệp và biến đổi cuộc sống.

Các quốc gia có thu nhập trung bình đang tìm cách đạt đến mức thu nhập cao thường lấy cảm hứng từ mô hình đổi mới sáng tạo của Mỹ. Hiện nay, Mỹ dẫn đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế tính trên đầu người cũng như tầm ảnh hưởng của những bằng sáng chế này. Trong Báo cáo phát triển thế giới mới nhất, ba bài học từ mô hình đổi mới sáng tạo của Mỹ đã được nhấn mạnh, có thể hữu ích cho các quốc gia có thu nhập trung bình.

Hãy suy nghĩ lớn

Đổi mới sáng tạo ngày nay không còn phụ thuộc vào những cá nhân làm việc trong gara mà được dẫn dắt bởi các công ty lớn và có uy tín. Câu chuyện truyền thống về đổi mới sáng tạo của Mỹ, từng được mô tả qua khái niệm “phá hủy sáng tạo” của Joseph Schumpeter, đã đề cao vai trò của các công ty nhỏ và nhà phát minh cá nhân trong thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Hình ảnh người doanh nhân đơn độc trong gara với một ý tưởng cách mạng là biểu tượng của thời kỳ này.

Tuy nhiên, mô hình này đang dần lỗi thời. Hiện nay, các công ty lớn với quy mô, nguồn lực và khả năng thu hút nhân tài đã trở thành lực lượng chi phối trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Họ nắm vai trò chủ yếu trong việc nộp đơn xin bằng sáng chế, phản ánh sự phức tạp ngày càng tăng của công nghệ hiện đại, vốn đòi hỏi đầu tư lớn và chuyên môn cao mà các nhà phát minh cá nhân thường thiếu.

Đổi mới sáng tạo nhìn từ nước Mỹ
Ufuk Akcigit - Giáo sư Kinh tế Arnold C. Harberger, Đại học Chicago

Sự thay đổi này mang lại cả lợi ích lẫn thách thức. Các công ty lớn có khả năng đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy đổi mới nhanh chóng và mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, sự tập trung quyền lực ở các công ty lớn cũng có thể cản trở cạnh tranh, gây khó khăn cho những doanh nghiệp mới gia nhập và làm chậm quá trình đổi mới toàn diện.

Thu hút và phát triển nhân tại - bất kể họ ở đâu

Mỹ đã đạt được tiến bộ lớn trong việc phát triển và khen thưởng kỹ năng cho mọi tầng lớp lao động. Khoảng một phần ba mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ từ năm 1960 đến 2010 được cho là nhờ giảm sự phân biệt chủng tộc và giới tính trong giáo dục và thị trường lao động. Ngoài ra, các ngành công nghệ tại Mỹ, từ năm 1880 đến 1940 đã được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các nhà phát minh là người nhập cư và xu hướng này tiếp tục diễn ra cho đến thế kỷ 21.

Đối với các quốc gia thu nhập trung bình, việc mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục và kỹ năng nền tảng là điều thiết yếu. Họ cần đào tạo nhiều sinh viên tốt nghiệp trung học hơn và xây dựng nguồn nhân tài sâu rộng hơn. Đồng thời, cần tạo điều kiện tốt hơn để phát huy tài năng của phụ nữ và những người từ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi mới sáng tạo nhìn từ nước Mỹ

Tuy nhiên, việc đầu tư vào kỹ năng nâng cao thường đòi hỏi chi phí lớn. Người lao động có kỹ năng cao tại các quốc gia thu nhập trung bình thường di cư để tìm kiếm cơ hội lớn hơn ở Tây Âu hoặc Bắc Mỹ. Dẫu vậy, sự di cư này có thể mang lại cơ hội nếu người lao động duy trì mối liên hệ với quê hương. Các quốc gia thu nhập trung bình có thể khai thác tri thức và kinh nghiệm của cộng đồng kiều bào để hỗ trợ phát triển trong nước.

Xây dựng thị trường để truyền bá đổi mới sáng tạo

Thị trường thứ cấp cho đổi mới sáng tạo, như việc bán lại hoặc cấp phép bằng sáng chế đóng vai trò không kém phần quan trọng so với hoạt động đổi mới. Tại Mỹ, từ năm 1870 đến 1910, các nhà phát minh đã tận dụng dịch vụ của hơn 500 đại lý bằng sáng chế chuyên biệt để thực hiện các giao dịch liên quan đến bằng sáng chế.

Ngược lại, tại các quốc gia có thu nhập trung bình, thị trường này vẫn còn kém phát triển. Báo cáo Phát triển thế giới chỉ ra rằng, dưới 10% công ty ở các quốc gia như Ai Cập, Ấn Độ và Tunisia sử dụng công nghệ được cấp phép. Ngay cả ở các nền kinh tế giàu có hơn như Croatia và Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ khoảng 20% doanh nghiệp tham gia cấp phép công nghệ.

Để thúc đẩy truyền bá đổi mới sáng tạo, cần có chính sách khuyến khích cạnh tranh, bảo vệ sở hữu trí tuệ và tạo điều kiện tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp sáng tạo. Điều này bao gồm đơn giản hóa quy định, xây dựng văn hóa minh bạch và trách nhiệm giải trình, đồng thời đảm bảo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp.

Các quốc gia có thu nhập trung bình ngày nay phải đối mặt với những thách thức lớn hơn nhiều so với Mỹ trong quá khứ, chẳng hạn như già hóa dân số, nợ công cao và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với những bài học từ mô hình đổi mới sáng tạo của Mỹ và việc điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phương vẫn nằm trong tầm tay của họ.

Ufuk Akcigit - Giáo sư Kinh tế Arnold C. Harberger, Đại học Chicago
Tin bài khác
Vì sao xuất nhập khẩu

Vì sao xuất nhập khẩu 'đột ngột' giảm hai con số trong nửa đầu tháng 4?

Dù tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng 13,89% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đợt giảm “đột ngột” trong nửa đầu tháng 4 đang khiến nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế không khỏi lo ngại.
Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam – vừa ký ban hành Công văn số 4860/BTC-BHXH gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung công văn đề nghị tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng đề án, rà soát ranh giới hành chính chồng lấn, và thống nhất phương án sử dụng tài sản công, bố trí trụ sở chính trị - hành chính.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Vướng mắc giải phóng mặt bằng, sáp nhập bộ ngành và tiến độ chậm khiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Hàng không Dân dụng (sửa đổi) là mở rộng cơ chế thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước vào lĩnh vực hàng không.
Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Việt Nam đã đưa ra ba định hướng trọng tâm – hay còn gọi là “ba kiến tạo” – để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu (P4G) lần thứ 4.
Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chiều 17/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Xây dựng yêu cầu 4 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đẩy nhanh bàn giao mặt bằng trong tháng 4 để xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam.
Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Trong năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ngay các thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, trong đó yêu cầu bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

WB và ADB từ lâu đã là hai đối tác phát triển chiến lược của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo, phát triển hạ tầng và nâng cao năng lực quản trị quốc gia.
Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đặt trọng tâm vào việc phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, ngoại trừ thủy điện, nhằm phục vụ sản xuất điện.
VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

Nhà sáng lập Quỹ Golden Gate Ventures cho biết VIPC Summit 2025 dự kiến thu hút khoảng 1.000 đại biểu, trong đó có hơn 200 đại biểu đến từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
Thúc đẩy tiến độ và quy mô cho vay nguồn vốn của ADB với Việt Nam

Thúc đẩy tiến độ và quy mô cho vay nguồn vốn của ADB với Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tài chính và đại diện ADB đã trao đổi về việc đẩy nhanh tiến độ và mở rộng quy mô cho vay nguồn vốn của ADB cho Chính phủ Việt Nam.
Quốc hội chuẩn bị xem xét kéo dài chính sách miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030

Quốc hội chuẩn bị xem xét kéo dài chính sách miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua đã thống nhất trình Quốc hội xem xét và quyết định về việc kéo dài thời gian thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030. Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính sách hiện hành sắp hết hiệu lực, và nhận được nhiều ý kiến thảo luận về hiệu quả cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.