
Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn vì thị trường nhập khẩu lao dốc, giá cá ngừ nguyên liệu tăng cao chạm đỉnh, chi phí sản xuất cũng tăng…
Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường truyền thống đều giảm trong tháng 4. Bên cạnh đó một số thị mới vẫn tăng mạnh như Israel tăng 49%, Thái Lan tăng 486% và Nga tăng 486%.
Thị trường Mỹ vẫn tiếp tục giảm sâu. Nền kinh tế Mỹ đang ngày càng suy giảm, và người tiêu dùng đang trở nên thận trọng hơn. Người dân Mỹ đang dần cắt giảm chi tiêu cả những mặt hàng giá trị thấp, họ mua ít hàng tạp hóa không thiết yếu hơn, mua số lượng lớn... Theo CNN, những chuỗi cửa hàng lớn tại Mỹ đã đóng cửa tại một số thành phố lớn của Mỹ, làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về tương lai của ngành bán lẻ nước này. Tình trạng này đã khiến cho xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục giảm sâu 60% trong tháng 4/2023. Và tính lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này giảm 55%, đạt gần 90 triệu USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ từ mức 55% trong 4 tháng đầu năm 2022 đã giảm xuống còn 36% trong cùng kỳ năm nay.

Xuất khẩu cá ngừ sang EU sau khi tăng nhẹ 5% trong tháng 3 đã đảo chiều trong tháng 4. Giá trị xuất khẩu sang khối thị trường này trong tháng 4 chỉ đạt gần 11 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ. Tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm 9%, đạt hơn 48 triệu USD.
Đáng chú ý, trong tháng 4 tại khối thị trường này là sự vượt lên của Lithuania. Sau khi sụt giảm trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang Lithuania đã tăng trưởng liên tục trong 2 tháng trở lại đây. Điều này đã giúp Lithuania vượt qua Italy lên trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 3 trong khối EU, sau Đức và Hà Lan. Cùng với Lithuania, xuất khẩu cá ngừ sang Đức cũng đã tăng trở lại trong tháng 4, với mức tăng 25% so với cùng kỳ.
Tại khối thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Nhật Bản sau khi tăng trưởng nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam liên tục trong 3 tháng đầu năm, đã sụt giảm 25% tháng tháng 4. Trong khi đó, trong tháng 4 xuất khẩu cá ngừ sang Mexico lại tăng “phi mã” 117% và xuất khẩu sang Chile tăng 78% so với cùng kỳ năm 2022.
Thị trường xuất khẩu ảm đạm đang khiến doanh nghiệp gặp khó cả về việc tìm kiếm đơn hàng và vốn mua nguyên liệu của ngư dân để dự trữ. Để giữ chân lao động và tiêu thụ cá ngừ cho ngư dân, doanh nghiệp vẫn cố duy trì sản xuất qua việc gia tăng sản xuất cá ngừ chế biến, đồng thời tìm kiếm các thị trường mới để bù lại các thị trường chính bị giảm sút.
Tuy nhiên, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, khiến cho lượng tồn kho tăng cao. Thêm vào đó, chi phí đầu vào tăng… đang khiến cho đa phần doanh nghiệp đều đang hoạt động cầm chừng và rất cần sự tiếp sức từ Nhà nước.
Ngọc Phi (TH)
- Dự báo xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Pháp trong quý 2/2023 chưa thể phục hồi
- Xuất khẩu cá ngừ sang Anh của Việt Nam tăng gấp ba lần so với cùng kỳ
- Xuất khẩu cá ngừ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022
- Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật gặp khó vì tỷ giá
- Cá ngừ xuất khẩu sang EU có dấu hiệu giảm trong những tháng cuối năm
Cùng chuyên mục


Nhật Bản muốn thu năng lượng mặt trời từ vũ trụ dưới dạng hoá học

Quảng bá gỗ Việt ra thế giới và thách thức trong cuộc chiến cạnh tranh toàn cầu

Gạo Việt Nam và thị trường châu Phi: Hướng tới sự thích ứng với khẩu vị đa dạng của người tiêu dùng

Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu đang gia tăng

Ả Rập Xê-út nhập khẩu 174.000 thùng xăng dầu từ Nga mỗi ngày
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế