Thứ bảy 05/07/2025 23:20
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Doanh nghiệp thấp thỏm chờ đợi sửa đổi Thông tư 01 về cơ cấu lại nợ để… “tăng lực” vượt khó

31/03/2021 05:27
Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ cấu lại nợ được đánh giá cao vì tính kịp thời và hữu dụng của nó đối với cả tổ chức tín dụng và doanh nghiệp...

Thông tư 01 quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 có hiệu lực ngày 13/3/2020.

Doanh nghiệp yên tâm trụ vững, vượt qua cú sốc dịch Covid-19 nhờ các ngân hàng đã tích cực giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước

Doanh nghiệp yên tâm trụ vững, vượt qua cú sốc dịch Covid-19 nhờ các ngân hàng đã tích cực giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: minh họa)

Đến nay đã tròn 1 năm triển khai các gói hỗ trợ ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, đã có hàng vạn doanh nghiệp trên cả nước được giãn nợ theo Thông tư 01, thời gian trả nợ cũng được kéo dài. Nhờ vậy, áp lực nợ cũng giảm đi.

Cùng với đó là lãi suất, các loại phí giao dịch cũng được giảm cho người dân và doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Tính đến ngày 22/2 đã có khoảng 270.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ trên 366.000 tỷ đồng được giãn, hoãn trả nợ. Hơn 600.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng cũng đã được miễn, giảm lãi suất.

Đặc biệt, các tổ chức tín dụng đã cho khách hàng vay mới với lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5%-2,5% so với trước dịch. Hai đợt miễn giảm phí dịch vụ thanh toán năm 2020 có giá trị hơn 1.000 tỷ đồng.

Theo quy định Thông tư 01 có hiệu lực trong vòng một năm, tức là đến ngày 13/3 vừa qua đã hết thời hạn áp dụng. Đáng nói là trong giai đoạn hiện nay, nỗi lo về nợ xấu đang ngày càng gia tăng, thực tế này đang khiến ngân hàng và doanh nghiệp đồng cảnh thấp thỏm chờ đợi văn bản sửa đổi từ các cơ quan chức năng. Có tới hàng vạn doanh nghiệp chờ đợi sửa đổi Thông tư 01 để tiếp tục được hỗ trợ tín dụng vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có những diễn phức tạp không thể lường trước.

Lãnh đạo các ngân hàng đều cho rằng việc sửa đổi Thông tư 01 sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang gặp phải.

Được biết, dự thảo sửa đổi Thông tư 01 đã được Ngân hàng Nhà nước xây dựng, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan trong suốt mấy tháng qua nhưng vẫn chưa thể ban hành mới do còn một số vướng mắc cơ chế.

Thực tế, có ngân hàng đã tạm ngưng triển khai Thông tư 01 do lo ngại rủi ro. Còn doanh nghiệp cũng lo lắng bởi nếu nhà băng không hỗ trợ vì lý do Thông tư chưa được gia hạn thì nhiều khả năng họ sẽ bị liệt vào danh sách nợ quá hạn, điểm tín dụng xấu và không thể tiếp tục vay vốn.

Thông tin với báo giới, Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, mới đây, cơ quan này đã có báo cáo góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo này nêu rõ việc sửa đổi Thông tư 01 rất cần thiết, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà các tổ chức tín dụng đang gặp phải.

Đáng chú ý, với quy định về “Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ...” tại Điểm b Khoản 3 Điều 4, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên bởi lẽ thực hiện theo Thông tư sửa đổi thì các khoản vay trung, dài hạn sẽ tạo áp lực cho khách hàng, khi các kỳ hạn chưa trả trước đó sau khi cơ cấu sẽ phải phân kỳ trả nợ trong vòng 12 tháng tiếp theo.

“Điều này dẫn đến khách hàng khó có khả năng trả nợ đúng hạn vì cho dù hết dịch bệnh thì khách hàng cần phải có thời gian khá dài để phục hồi. Hơn nữa, rất khó khăn cho tổ chức tín dụng theo dõi, thực hiện theo Thông tư sửa đổi và Thông tư 01 đang áp dụng” - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khẳng định.

Cũng theo Hiệp hội Ngân hàng, với việc cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các tổ chức tín dụng chịu áp lực và gặp nhiều khó khăn trong việc phải loại dự thu đối với những khoản nợ cơ cấu, sắp tới các tổ chức tín dụng còn phải trích lập dự phòng rủi ro trong thời gian 3 năm. Như vậy, thực chất các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã làm tăng tài sản không sinh lời, đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận, thậm chí một số tổ chức tín dụng có khả năng lỗ nếu dịch bệnh còn kéo dài.

Đại diện các ngân hàng cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu ban hành Thông tư sửa đổi đảm bảo an toàn hệ thống, đúng quy định pháp luật, tạo thuận lợi cho tổ chức tín dụng thực hiện và khách hàng có thể tiếp cận được vốn vay. Như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vượt qua đại dịch Covid-19.

Về định hướng sửa đổi Thông tư 01, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, mục tiêu trọng tâm của ngành Ngân hàng vẫn là tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.

Trên tinh thần đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ kết hợp hài hòa giữa chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng việc tiếp tục tái cơ cấu các khoản nợ còn lại đến hạn và cho phép các tổ chức tín dụng đánh giá một cách thực tế chất lượng các khoản tín dụng để có thể trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo năng lực tài chính cũng như sự an toàn nền tài chính quốc gia trong trung hạn cũng như dài hạn.

Ngân Phương (Nguồn: TTXVN)

Tin bài khác
Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan đã ban hành văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) được duy trì thông suôt trong giai đoạn chuyển đổi địa giới hành chính.
Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Từ 1/7/2025, nhiều quy định mới về vốn, sở hữu, trái phiếu sẽ tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành.
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về việc đăng ký doanh nghiệp, trong đó có những quy định mới liên quan đến hộ kinh doanh và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 180/2025/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hợp tác công tư (PPP) quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ, quyền quản lý dữ liệu và cơ chế phân chia lợi nhuận trong các dự án hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân.
Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2025, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật mới quy định rõ 6 nhóm hành vi mà cán bộ, công chức không được làm, với mục tiêu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính.
“Chủ sở hữu hưởng lợi” – Vén màn sở hữu thực sự của doanh nghiệp

“Chủ sở hữu hưởng lợi” – Vén màn sở hữu thực sự của doanh nghiệp

Lần đầu tiên, khái niệm "Chủ sở hữu hưởng lợi" được luật hóa khiến người "đứng sau" doanh nghiệp phải lộ diện
Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất ưu đãi mới cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 1/7 đến 31/12/2025.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Hôm nay (ngày 1/7), nhiều chính sách mới liên quan thiết thực đến đời sống người dân bắt đầu có hiệu lực.
Từ 1/7 Việt Nam còn 10 tội danh chịu án tử hình

Từ 1/7 Việt Nam còn 10 tội danh chịu án tử hình

Từ ngày 1/7/2025, Việt Nam chính thức giảm số lượng tội danh có thể áp dụng án tử hình từ 18 xuống còn 10, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua.
Cấm sàn thương mại điện tử ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai thuật toán

Cấm sàn thương mại điện tử ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai thuật toán

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Luật Thương mại điện tử (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên quy định cấm các nền tảng thương mại điện tử sử dụng thuật toán để ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai rõ ràng tiêu chí sắp xếp.
Từ ngày 2/8/2025, bỏ hàng loạt Thông tư về giá, phí và lệ phí

Từ ngày 2/8/2025, bỏ hàng loạt Thông tư về giá, phí và lệ phí

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 42/2025/TT-BTC, chính thức bãi bỏ nhiều Thông tư liên quan đến quản lý giá, phí và lệ phí.
Từ 1/7/2025, hợp tác xã được vay tới 5 tỷ đồng không cần tài sản đảm bảo

Từ 1/7/2025, hợp tác xã được vay tới 5 tỷ đồng không cần tài sản đảm bảo

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn vừa được thông qua đã nâng trần vay vốn không có tài sản bảo đảm lên tới 5 tỷ đồng với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Từ ngày 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế (Bộ Tài chính), bắt đầu từ ngày 1/7/2025, cá nhân là công dân Việt Nam sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế (MST) trong các giao dịch và thủ tục hành chính về thuế. Đây là một bước cải cách nhằm tạo thuận lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Bộ Tài chính đề xuất: Không lập hóa đơn đúng quy định bị phạt tới 100 triệu đồng

Bộ Tài chính đề xuất: Không lập hóa đơn đúng quy định bị phạt tới 100 triệu đồng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hóa đơn. Một trong những điểm đáng chú ý là đề xuất mức phạt tối đa lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định.
Hoàn thiện khung pháp lý PPP: Cắt giảm thủ tục, đẩy mạnh phân cấp và thu hút đầu tư

Hoàn thiện khung pháp lý PPP: Cắt giảm thủ tục, đẩy mạnh phân cấp và thu hút đầu tư

Bộ Tài chính hiện đang tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).