
Doanh nghiệp ICT Hàn Quốc hỗ trợ, kết nối tài năng trẻ công nghệ thông tin tại Việt Nam
Nhằm kết nối các tài năng trẻ về công nghệ thông tin của Việt Nam với các doanh nghiệp ICT Hàn Quốc ở Việt Nam, Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài công nghệ thông tin năm 2022 đã được tổ chức.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài công nghệ thông tin năm 2022 là dự án được thực hiện nhân dịp kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hàn Quốc, do Bộ Khoa học Công nghệ thông tin truyền thông Hàn Quốc (MSIT); Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp, Công nghệ Thông tin Hàn Quốc (NIPA); Công ty công nghệ và dịch vụ công nghệ thông tin Shinsegae I&C và Công ty giải pháp thư viện điện tử, thông tin hóa tri thức Futurenuri quản lý triển khai. Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức truyền thông số, Hội Truyền thông số Việt Nam, Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn Thông I- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đối tác đào tạo tại Việt Nam.
Được triển khai từ tháng 9-11/2022, các học viên tham gia chương trình được trang bị nâng cao kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trao đổi, thực hiện các dự án thực tế, tiếp xúc với nền văn hóa của Hàn Quốc, thực tập tại các công ty của Hàn Quốc.

Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây làn sóng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các Tập đoàn, công ty, doanh nghiệp của Hàn Quốc đã mang đến nhiều cơ hội cho thị trường lao động IT Việt Nam.
Bên cạnh đó với nỗ lực thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống cũng bước vào mô hình kinh doanh mới ứng dụng nhiều các giải pháp công nghệ thông tin trong quá trình chuyển đổi. Điều này đã tạo nên thiếu hụt nhân sự IT, mặc dù được săn đón với mức lương hấp dẫn, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành.
Vì vậy, chương trình sẽ góp phần nâng cao trình độ, tạo cơ hội việc làm, giải quyết vấn đề định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Việt Nam.
Còn theo ông Jeon Jun Soo, Giám đốc phát triển toàn cầu của NIPA, trong 30 năm qua, Việt Nam và Hàn Quốc đã có mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ. Dự kiến sẽ tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa 2 nước lên 100 tỷ USD vào năm 2023.
Để đạt được mục tiêu này, hai nước phải xây dựng mối quan hệ hợp tác vững chắc hơn trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số này bắt đầu từ những nhân tài công nghệ thông tin.
P.V (t/h)
- An Giang đứng đầu tại ĐBSCL về lượng khách du lịch trong Tết Quý Mão 2023
- Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm
- Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%
- Thêm 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2023
- Chi hơn 1 tỷ USD cung cấp miễn phí wifi trên máy bay để cạnh tranh và thu hút khách
Cùng chuyên mục


An Giang đứng đầu tại ĐBSCL về lượng khách du lịch trong Tết Quý Mão 2023

Hòa Bình: Phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023
Hòa Bình: Lễ hội Khai hạ mang đậm bản sắc văn hóa vùng Mường

Chuyến bay quốc tế khởi hành từ Sân bay quốc tế Vân Đồn đi Phnôm Pênh đầu Xuân Quý Mão

Hà Tĩnh: Chùa Hương Tích đông nghẹt du khách ngày khai hội
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?