
Điều chỉnh mức đóng BHXH cho người lao động trước ngày 25-7
Ngày 21/6, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Tp.Hồ Chí Minh đã có công văn gửi đến đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Tp.HCM hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) từ ngày 1/7/2022.

Theo đó, sau khi rà soát, điều chỉnh lại mức lương tối thiểu (LTT) trong thang lương, bảng lương theo nguyên tắc không được thấp hơn mức LTT quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, đơn vị sử dụng lao động thực hiện điều chỉnh mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động để làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (NLĐ).
Chậm nhất đến ngày 25/7, các đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động theo lương tối thiểu mới (nếu có). Quá thời hạn trên mà đơn vị chưa điều chỉnh, cơ quan BHXH sẽ tạm thời điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN bằng mức lương tối thiểu mới đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất cho đến khi đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh theo quy định.
Quá thời hạn trên mà đơn vị chưa điều chỉnh, cơ quan BHXH sẽ tạm thời điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng mức LTT vùng mới đối với NLĐ làm công việc giản đơn nhất cho đến khi đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh theo quy định. Cơ quan BHXH chỉ xác nhận quá trình BHXH, BHTN và giải quyết các chế độ khi đơn vị thực hiện lập hồ sơ điều chỉnh LTT vùng đúng quy định trên.
Bên cạnh đó, do thời hạn thực hiện chính sách giảm mức đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg) hết ngày 30-6-2022 nên từ 1-7-2022, đơn vị sử dụng lao động sẽ thực hiện đóng vào quỹ với mức bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
BHXH thành phố lưu ý khi thực hiện điều chỉnh lương, đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho NLĐ so với quy định tại Nghị định 38/NĐ-CP thì tiếp tục được thực hiện, trong đó bao gồm chế độ tiền lương trả cho NLĐ làm công việc hoặc chức danh qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức LTT, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.
PV
- Nhật Bản muốn thu năng lượng mặt trời từ vũ trụ dưới dạng hoá học
- Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu đang gia tăng
- Dịch vụ du lịch kỳ vọng vươn xa so với thời điểm trước đại dịch
- Pin mặt trời từ Đông Nam Á xuất Mỹ tiếp tục được miễn 3 loại thuế
- Nhiệt điện Quảng Ninh đối mặt hàng loạt thách thức cuối năm 2023
Cùng chuyên mục


Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung

Cơ quan Quốc hội giục Chính phủ xin chủ trương xây dựng Luật Trang thiết bị y tế

Ô tô không thuộc danh mục đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Lâm Đồng chấm dứt hiệu lực quy định liên quan phân lô, tách thửa

Danh mục mới phế liệu được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế
-
TS. Vũ Tiến Lộc: Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án đang là lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp
-
Ủy viên Ủy ban Kinh tế: Cần có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tư nhân